Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Trung Quốc lâm vào khủng hoảng do hàng loạt công ty vỡ nợ

19:22 | 14/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Hàng loạt những vụ vỡ nợ của công ty Trung Quốc đã gây ra một mối lo ngại cho thị trường tài chính của nước này, khi mà ảnh hưởng của dịch COVID-19 vẫn chưa phục hồi.
Theo Caixing News, một công ty khai thác than thuộc sở hữu nhà nước tại tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) đã chứng kiến vụ vỡ nợ trái phiếu 1 tỷ CNY (151 triệu USD) xảy ra đột ngột. Sự việc này đã gây náo loạn trên khắp Trung Quốc, gây ảnh hưởng đến cả công ty mẹ, các công ty cùng ngành và công ty phát hành trái phiếu thuộc sở hữu nhà nước khác. Chưa dừng ở đó, vụ việc còn dẫn đến một cuộc điều tranh liên ngân hàng của cơ quan điều tiết thị trường trái phiếu.
 
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Trung Quốc lâm vào khủng hoảng do hàng loạt công ty vỡ nợ - ảnh 1
 
Cũng theo tờ này, sau bê bối của Yongcheng, hàng loạt công ty khai thác than ở tỉnh Sơn Tây và Hà Bắc lập tức hủy kế hoạch phát hành trái phiếu, cắt giảm mục tiêu huy động vốn. 
 
Thời gian qua, hàng loạt công ty lớn tại Trung Quốc bị phát hiện gặp nhiều rắc rối tài chính. Đại gia bất động sản China Evergrande đối mặt "khủng hoảng lòng tin" do nợ tới 120 tỷ USD. Một công ty sản xuất ôtô nhà nước cũng phải tái cơ cấu nợ.
 
Vụ vỡ nợ đã tạo ra phản ứng dây chuyền, ảnh hưởng đến các công ty khai thác than và phương tiện hỗ trợ tài chính của chính quyền địa phương ở các tỉnh khác. Các doanh nghiệp khai thác than ở tỉnh Sơn Tây và Hà Bắc đã phải hủy kế hoạch phát hành trái phiếu, hoặc cắt giảm mục tiêu huy động vốn. Ngoài ra, trái phiếu ngành này cũng giảm mạnh trên thị trường tài chính Trung Quốc.
 
Trước tình hình trên, ít nhất sáu ngân hàng Trung Quốc đã cắt giảm sở hữu trái phiếu doanh nghiệp. "Thị trường lo ngại sẽ có thêm nhiều vụ vỡ nợ. Các nhà đầu tư đang bán trái phiếu rủi ro cao với giá rẻ", Bloomberg dẫn lời nhà phân tích Xiangjuan Meng của hãng Shenwan Hongyuan Securities nhận định.
 
Từ năm ngoái, khi khối nợ doanh nghiệp lên kỷ lục 165% GDP, giới chức Trung Quốc đã thoải mái hơn với việc để các công ty vỡ nợ, nhằm tăng sức ép tuân thủ quy định với cả tổ chức phát hành và nhà đầu tư. "Vỡ nợ tăng lên là một phần tất yếu trong chu kỳ của thị trường tín dụng", Anne Zhang - Giám đốc Công cụ trả lãi cố định châu Á tại JPMorgan Private Bank cho biết, "Trong dài hạn, điều này có lợi trong việc giúp thị trường hình thành cơ chế định giá rủi ro".
 
Năm nay, ngành công nghiệp ngân hàng với quy mô 45.000 tỷ USD của Trung Quốc chứng kiến lợi nhuận sụt giảm xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ qua vì tác động của dịch COVID-19. Tính đến ngày 30/9, tổng nợ khó đòi của ngành ngân hàng Trung Quốc tăng lên mức kỷ lục 2.840 tỷ NDT (gần 430 tỷ USD).
 
Mỹ Duyên