Thống nhất mã QR trên toàn quốc, sẽ tích hợp thẻ xanh COVID trong tương lai

06:40 | 12/09/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã đưa ra hướng dẫn kỹ thuật về mã QR cá nhân dùng chung với các ứng dụng chống dịch. Trong đó, yêu cầu sự thống nhất trên tất cả các nền tảng. Cụ

Cụ thể, hướng dẫn về các yêu cầu kỹ thuật đối với mã QR cá nhân trên nền tảng ứng dụng phòng, chống dịch COVID-19 đã được Bộ TT&TT ban hành vào ngày 11/9.

Đáng chú ý, có quy định rằng mỗi cá nhân sử dụng các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch COVID-19 được cấp một mã QR cá nhân. Mã QR cá nhân có thể được sử dụng để cá nhân, tổ chức có thẩm quyền đọc và truy vấn các dữ liệu liên quan phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Sẽ sớm có mã QR thống nhất để người dân tiện sử dụng trong mọi hoàn cảnh

Mã QR duy nhất cho cá nhân sẽ được thống nhất trên toàn quốc t trong tất cả các nền tảng, ứng dụng nhằm tạo thuận lợi tối đa cho mỗi người dân và các cơ quan, tổ chức trong công tác chống tác chống dịch. Người dân có thể cài đặt, sử dụng nền tảng, ứng dụng có cung cấp mã QR cá nhân phù hợp với nhu cầu và không cần cài đặt nhiều ứng dụng khác nhau. 

Bộ TT&TT truyền thông cũng đề nghị các nền tảng, ứng dụng khi triển khai phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trong tài liệu này.

Các nền tảng ứng dụng phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 đáp ứng yêu cầu kỹ thuật được công bố tại website: https://covid19.tech.gov.vn.

Theo nguồn tin từ Tri thức trực tuyến, thì đại diện Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 Quốc gia cũng xác nhận rằng trong tương lai, nếu các ứng dụng có mã "thẻ xanh Covid-19" thì nội dung đó cũng sẽ tích hợp chung vào mã QR cá nhân này.

Trung tâm cũng cho biết thêm: Nền tảng quản lý và cấp mã QR cá nhân thống nhất cho người dùng trên các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch COVID-19 hiện đã sẵn sàng. Sẽ cần khoảng 1 tuần cho các ứng dụng kết nối, đồng bộ dữ liệu. 

Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông từng cho biết đã triển khai xây dựng nền tảng quản lý và cấp mã QR cá nhân thống nhất cho người dùng trên các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch COVID-19. Thời điểm hiện tại, nền tảng này đã cơ bản đã được xây dựng xong. 

Trong thời gian tới, khi các tỉnh, thành phố nới lỏng giãn cách và đưa một bộ phận nhất định trong xã hội hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới. Do đó, để trạng thái thái được duy trì ổn định và an toàn, việc triển khai áp dụng các biện pháp công nghệ, mà cụ thể là giải pháp quét mã QR được cơ quan chức năng xác định là mang tính trọng tâm. 

Người dân khi ra đường, đến các điểm công cộng, nơi tập trung đông người cần phải quét mã QR. Các công sở, doanh nghiệp, cửa hàng, các nơi cung cấp dịch vụ... khi mở cửa được yêu cầu phải giám sát ra vào bằng mã QR.

Lộn xộn tình trạng chưa thống nhất mã QR, ứng dụng phòng dịch COVID-19

Được biết, từ đầu tháng 8 Bộ Công an, Bộ Y tế và Bộ TT&TT đã thống nhất người dân sẽ sử dụng chung 1 mẫu Tờ khai y tế để thuận tiện trong quá trình khai báo, di chuyển, đồng thời liên thông phần mềm Ncovi, Bluzone… nhằm chấm dứt tình trạng có quá nhiều phần mềm, ứng dụng về khai báo y tế do các bộ, ngành phát triển, gây khó khăn cho công tác quản lý và bất tiện cho người dân. 

Tuy nhiên, theo ghi nhận của báo chí và dư luận xã hội thì đến thời điểm đầu tháng 9 thì người dân vẫn phải chịu cảnh khai báo y tế bằng mã QR thông qua các phần mềm vẫn chưa thể liên thông với nhau; QR code của phần mềm Ncovi, Bluzone chưa được nhận diện bởi ứng dụng do Bộ Công an kiểm soát, hoặc ngược lại.

Do đó, để giải quyết tình trạng này, 3 bộ đã phải ngồi lại và thống nhất giao  Bộ TT&TT có trách nhiệm ban hành tiêu chuẩn QR code. 

Trước đó, vào ngày 10/9  Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu sớm có ứng dụng mới, duy nhất phục vụ phòng, chống dịch, thuận tiện cho người sử dụng. 

Hiện tại, theo thông tin từ Cục C06 thì đến nay Trung tâm nghiên cứu dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc C06 đã phát triển thành công 3 phân hệ ứng dụng phần mềm chạy trên Cơ sở dữ dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ cho hoạt động phòng chống dịch, gồm: phần mềm quản lý công dân vùng dịch; phần mềm quản lý công dân diện chính sách hỗ trợ Covid-19; và phần mềm quản lý công dân nghi nhiễm COVID-19. 

Trong đó, phần mềm quản lý công dân (VN-AID) đang được sử dụng nhiều nhất tại các địa phương có dịch phức tạp như Tp.HCM phần mềm quản lý công dân diện chính sách hỗ trợ Covid-19 đã được áp dụng tại 63/63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, đã phát tiền trợ cấp cho 486.942 trường hợp nơi cư trú.

 

Chuyên gia: Ứng dụng sổ sức khỏe y tế là thảm họa

Theo báo Lao động, đã xuất hiện tình trạng người dân phản hồi rằng  dù hoàn thành mũi 2 vaccine đã “lên app” sổ sức khoẻ điện tử.

F5, tải lại ứng dụng nhiều lần nhưng vẫn “hiện vàng”, thông báo vẫn chỉ hoàn thành mũi 1. Sốt ruột với “hộ chiếu vaccine”, nhiều người đã cập nhật lại ứng dụng. Kết quả: Mất sạch thông tin.

TS Lương Hoài Nam, thành viên tổ tư vấn du lịch của Thủ tướng nhận xét: Sổ sức khoẻ y tế là App chính thống nhất, dự án của nhà nước. Tuy nhiên chất lượng quá kém, quá bất cập. Kém, vì thông tin tiêm vaccine cập nhật chậm hàng tháng. Kém, vì dữ liệu người dùng sai quá nhiều và cực khó để sửa lỗi. Còn bất cập, là vì độ ổn định của hệ thống quá... kém.

Ông kết luận rằng: Tóm lại, ứng dụng rất tệ, có thể gói gọn trong từ "thảm họa".