Thủ tục vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh

16:13 | 27/03/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
(DNVN) - Chính sách cho vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh (doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh) là một trong những chính sách hỗ trợ quan trọng của nhà nước nhằm cải thiện tình trạng thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.
Trình tự thực hiện:
Bước 1.
Người vay:
- Lập Dự án vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm (Mẫu số 2 ban hành kèm theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ) có xác nhận của UBND cấp xã;
- Nộp Dự án vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm và các giấy tờ khác trong Hồ sơ vay vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục.
Bước 2.
Ngân hàng Chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục:
- Kiểm tra, đối chiếu tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của đối tượng vay vốn, hồ sơ vay vốn, đồng thời lập Báo cáo thẩm định (Mẫu số 05a/GQVL) trình Trưởng phòng Kế hoạch.
- Nghiệp vụ tín dụng/Tổ trưởng Kế hoạch - Nghiệp vụ kiểm soát, sau đó trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt hồ sơ vay vốn;
- Nếu không phê duyệt cho vay thì Ngân hàng Chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục thông báo từ chối cho vay (Mẫu số 04a/GQVL) ghi rõ lý do từ chối gửi đến khách hàng vay vốn;
- Ngân hàng Chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục cùng khách hàng vay vốn lập Hợp đồng tín dụng (Mẫu số 07a/GQVL); lập Hợp đồng bảo đảm tiền vay và thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội (nếu có).
Hồ sơ bao gồm:
- Đối với Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động là người dân tộc thiểu số:
+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người lao động theo danh sách: 02 bản sao.
+ Hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách: 02 bản sao.
+ Danh sách lao động là người dân tộc thiểu số: 02 bản chính.
- Đối với Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động là người khuyết tật:
+ Quyết định về việc công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp: 02 bản sao.
- Đối với Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số:
+ Giấy xác nhận khuyết tật của người lao động là người khuyết tật do UBND cấp xã cấp: 02 bản sao.
+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của những người lao động là người dân tộc thiểu số: 02 bản sao.
+ Hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách: 02 bản sao.
+ Danh sách lao động là người dân tộc thiểu số: 02 bản chính.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Dự án vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm: Mẫu số 2
Số lượng: 02 bản chính.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa); Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã (đối với hợp tác xã); Hợp đồng hợp tác (đối với Tổ hợp tác) Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (đối với Hộ kinh doanh): 02 bản sao.
- Văn bản ủy quyền của các thành viên ủy quyền cho người đại diện thực hiện các giao dịch liên quan đến vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội: 02 bản chính.
- Giấy tờ chứng minh về tài sản bảo đảm tiền vay (nếu có): 01 bản sao.
Cách thức thực hiện:
- Người vay nộp hồ sơ vay vốn trực tiếp tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục.
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ từ người vay vốn (trường hợp cấp có thẩm quyền phê duyệt là Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục);
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ từ người vay vốn (trường hợp cấp có thẩm quyền phê duyệt là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án, Thủ tưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện:

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh được thành lập và hoạt động hợp pháp;

- Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, duy trì hoặc thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;

- Dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;

- Có bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật đối với dự án vay vốn từ 100 triệu đồng trở lên.