Thua lỗ trầm trọng, hàng loạt cổ phiếu buộc phải rời sàn chứng khoán

09:32 | 08/05/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Trong thời gian gần đây, hàng loạt mã cổ phiếu buộc phải "khăn gói" rời sàn. Bởi các mã này yếu kém trong khắc phục được những vấn đề tồn động, bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa ra quyết định hủy niêm yết cổ phiếu NGC của Công ty cổ phần Chế biến Thủy sản xuất khẩu Ngô Quyền. Lý do là bởi doanh nghiệp kinh doanh thủy sản này đã lỗ quỹ kế hơn 31 tỷ đồng tính đến thời điểm cuối năm 2020. Con số này vượt vốn điều lệ thực góp đến 23 tỷ đồng. Theo quy định, việc NGC bị hủy niêm yết là điều đương nhiên. 

Tại Báo cáo tài chính kiểm toán 2020 của NGC, các kiểm toán viên cũng chưa xác định được khả năng thanh toán nợ của công ty này. Các khoản nợ gồm: 960 triệu đồng nợ ngắn hạn, 315 triệu đồng trả trước người bán ngắn hạn và hơn 3 tỉ đồng khoản phải thu ngắn hạn khác tại thời điểm ngày 31/12/2020. NGC mới chỉ thực hiện được 0,5% mục tiêu được đề ra khi mới chỉ lãi 208 triệu đồng sau thuế trong quý 1 so với kế hoạch 41 tỷ đồng trong năm 2021. 

Tương tự, HNX tiếp tục thông báo về việc hủy niêm yết đối với gần 6.5 triệu cổ phiếu S74 của CTCP Sông Đà 7.04 từ ngày 3/6. Ngày giao dịch cuối cùng là ngày 2/6 do công ty này ở trong diện kinh doanh không sinh lời trong 3 năm liên tiếp nên phải hủy niêm yết bắt buộc theo quy định. 

Thua lỗ trầm trọng, hàng loạt cổ phiếu buộc phải rời sàn chứng khoán - ảnh 1

Rất nhiều cổ phiếu phải nhận án hủy niêm yết

Công ty Sông Đà lỗ 2.934 tỷ đồng vào năm 2018, 2.93 tỷ đồng vào năm 2020 và 2.15 tỷ đồng vào năm 2020. Kết quả kiểm toán cũng cho thấy vốn chủ sở hữu giảm hơn 2 tỷ từ 118.70 tỷ xuống 116.55 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế cũng chẳng khá khẩm hơn khi tiếp tục ghi nhận lỗ 18.72 tỷ đồng.

Cùng nhận được quyết định tương tự là mã cổ phiếu ATG của CTCP An Tường An cũng nhận được thông báo từ Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) về việc hủy niêm yết trên sàn chứng khoán bắt buộc. Nguyên nhân là bởi đơn vị kiểm toán đã từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm 2020 của công ty (nghi ngờ về khả năng hoạt động, không thể xác nhận được khả năng thu hồi nợ công) nên theo quy định của Luật Chứng khoán, cổ phiếu MPT buộc phải bị hủy niêm yết.

Cũng trong diễn biến liên quan, cuối tháng 11/2020, ông Lê Khánh Trình - chủ tịch của công ty Trường An đã thực hiện bán ra toàn bộ hơn 1.7 triệu cổ phiếu MPT đang nắm giữ, tương đương 10,21% vốn. 

Hơn 5 triệu cổ phiếu LO5 của CTCP Lilama 5 cũng phải tạm biệt thị trường khi tiếp tục báo lỗ trong khoảng thời gian dài. Đơn vị kiểm toán cũng xác nhận vốn chủ sở hữu ngày 31/12/2020 của công ty này âm 15 tỷ đồng. 

Việc niêm yết cổ phiếu có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhưng nếu không biết tận dụng cơ hội, làm ăn thất bại thì cũng chính là lý do khiến danh tiếng của họ xuống cấp trầm trọng.

H.S

Xem thêm: Vingroup dự tính thu về 180 tỷ đồng từ việc bán bớt 12 triệu cổ phiếu của Vinatex

ĐỌC NHIỀU