UBND TP Hà Nội đã đề nghị Thủ tướng, Bộ GTVT quy hoạch sân bay thứ 2 là sân bay quốc tế. Tuy nhiên, theo quy hoạch được phê duyệt, Hà Nội sẽ chỉ có thêm sân bay quốc nội.
Do thiếu nguồn cung nên phân khúc nhà ở xã hội đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân Thủ đô. Sắp tới, Hà Nội sẽ có thêm 40 dự án nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu "an cư lạc nghiệp" của người dân thu nhập thấp và công nhân.
Với 40 dự án nhà ở xã hội đang triển khai thực hiện, Hà Nội đặt mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành 18 dự án, cung cấp khoảng 869.000m2 sàn với 12.137 căn hộ; giai đoạn sau năm 2025 hoàn thành 22 dự án với khoảng 1,6 triệu m2 sàn, 22.400 căn hộ.
Mới đây, UBND TP Hà Nội có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà ở xã hội cao tầng Vĩnh Hưng tại số 4-6-8 phố Vĩnh Hưng, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai.
Trong 5 tháng đầu năm, Hà Nội có hơn 13.000 doanh nghiệp thành lập mới, với số vốn đăng ký 125.900 tỷ đồng, tăng 8% về số doanh nghiệp nhưng giảm 17% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
UBND TP Hải Phòng vừa tổ chức Lễ khởi công Khu nhà ở xã hội thuộc Dự án Khu đô thị - Dịch vụ thương mại và nhà ở công nhân Tràng Duệ, huyện An Dương với quy mô 2.538 căn hộ. Trong khi đó, Hà Nội cũng khởi công Dự án nhà ở xã hội thuộc dự án Khu nhà ở Đô thị Kim Hoa với tổng vốn đầu tư là 1.268 tỷ đồng.
Nhu cầu nhà ở vừa túi tiền của người dân Hà Nội vẫn đang rất lớn và dẫn đến việc người dân xếp hàng mua nhà ở xã hội NHS Trung Văn (đường Tố Hữu, quận Nam Từ Liêm) là một điển hình. Thế nhưng, có dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội bán mấy năm chưa hết.
Sau khi Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội yêu cầu các địa phương tiếp nhận, giải quyết thủ tục tách, hợp thửa theo quy định, đồng nghĩa với việc đất nền Hà Nội được phép tách trở lại. Thông tin này cũng đã tác động không nhỏ thị trường đất nền tại Thủ đô.
Từ cảnh người dân đổ xô đi đấu giá đất, giá trúng nhiều mảnh lên cả trăm triệu đồng/m2 thời "sốt" đất. Hiện nay, hàng loạt lô đất đưa ra đấu giá tại các huyện vùng ven Hà Nội đã giảm sâu và ít khách tham gia.