Xuyên suốt giai đoạn khó khăn từ COVID-19 và hậu dịch, bất động sản công nghiệp là phân khúc duy nhất trong ngành vẫn giữ được nhịp độ ổn định và ngày càng thu hút dòng vốn ngoại.
Chuyên gia cho rằng phần lớn các dự án đang vướng mắc đều sử dụng đòn bẩy tài chính cao, dù có tháo gỡ được pháp lý thì việc xử lý nợ, đặc biệt là tìm nguồn vốn mới để tiếp tục thực hiện cho đến khi hoàn thành dự án cũng là một vấn đề lớn và không hề dễ dàng. Từ nay đến năm 2024, thị trường tiếp tục chứng kiến sự ra đi của một số doanh nghiệp đã kiệt sức do phải chống chọi trong suốt giai đoạn khó khăn kéo dài vừa qua.
Khi thanh khoản của thị trường bất động sản kéo dài mức thấp trong suốt năm 2023 và giao dịch mua nhà mới tiếp tục bị suy giảm do tâm lý thị trường yếu, doanh số bán hàng của các doanh nghiệp được dự báo sẽ kém và dòng tiền hoạt động theo đó tiếp tục ở mức thấp, thậm chí âm.
Sau hàng loạt chính sách, quy định được ban hành, thị trường bất động sản đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất và đang trên đà hồi phục. Tuy nhiên, chuyên gia dự báo, nhiều khả năng giá bất động sản sẽ tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng giá có thể chậm hơn so với giai đoạn trước.
Đại diện các doanh nghiệp ngành địa ốc Vinhomes, Novaland, Hưng Thịnh, GP.Invest…đã có những kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bộ Xây dựng liên quan đến tín dụng bất động sản.
Theo dự báo của chuyên gia VARs, giá bất động sản trong thời gian tới sẽ tăng đối với các thị trường thiếu hụt nguồn cung, đặc biệt là ở các loại hình có nhu cầu cao. Tuy nhiên, tốc độ tăng sẽ chậm hơn so với giai đoạn trước.
Thị trường bất động sản vẫn chưa phục hồi mạnh mẽ, doanh nghiệp đang còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, vướng mắc lớn nhất là pháp lý liên quan đến đất đai, thủ tục đầu tư...