Các chuyên gia nhận định, ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực bất động sản sẽ là xu hướng trong tương lai, giúp dễ dàng kết nối giữa các bên có nhu cầu và nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
Khảo sát của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, trong 10 năm qua, giá bất động sản đã tăng hàng chục lần. Riêng năm 2021, giá nhà bình quân đã tăng trưởng hai chữ số, thậm chí gấp nhiều lần so với cùng kỳ.
TS Võ Trí Thành cho rằng kết quả về bất động sản chưa được như kỳ vọng, nhiều người dự báo thời điểm để thị trường có thể cải thiện rõ nét hơn là sau quý II năm 2024 và đây là điều lạc quan.
Xuyên suốt giai đoạn khó khăn từ COVID-19 và hậu dịch, bất động sản công nghiệp là phân khúc duy nhất trong ngành vẫn giữ được nhịp độ ổn định và ngày càng thu hút dòng vốn ngoại.
Chuyên gia cho rằng phần lớn các dự án đang vướng mắc đều sử dụng đòn bẩy tài chính cao, dù có tháo gỡ được pháp lý thì việc xử lý nợ, đặc biệt là tìm nguồn vốn mới để tiếp tục thực hiện cho đến khi hoàn thành dự án cũng là một vấn đề lớn và không hề dễ dàng. Từ nay đến năm 2024, thị trường tiếp tục chứng kiến sự ra đi của một số doanh nghiệp đã kiệt sức do phải chống chọi trong suốt giai đoạn khó khăn kéo dài vừa qua.
Khi thanh khoản của thị trường bất động sản kéo dài mức thấp trong suốt năm 2023 và giao dịch mua nhà mới tiếp tục bị suy giảm do tâm lý thị trường yếu, doanh số bán hàng của các doanh nghiệp được dự báo sẽ kém và dòng tiền hoạt động theo đó tiếp tục ở mức thấp, thậm chí âm.
Sau hàng loạt chính sách, quy định được ban hành, thị trường bất động sản đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất và đang trên đà hồi phục. Tuy nhiên, chuyên gia dự báo, nhiều khả năng giá bất động sản sẽ tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng giá có thể chậm hơn so với giai đoạn trước.
Đại diện các doanh nghiệp ngành địa ốc Vinhomes, Novaland, Hưng Thịnh, GP.Invest…đã có những kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bộ Xây dựng liên quan đến tín dụng bất động sản.