Nợ xấu đang trở thành vấn đề nan giải với nhiều ngân hàng trong bối cảnh kinh tế khó khăn và thiên tai diễn biến phức tạp. Với tỷ lệ nợ xấu gia tăng, các ngân hàng đang chịu áp lực phải tăng cường trích lập dự phòng, đồng thời gặp khó khăn trong việc thu hồi tài sản đảm bảo.
Theo số liệu mới nhất do Ngân hàng Nhà nước công bố, tính đến cuối tháng 7/2024, tổng tiền gửi của dân cư tại các ngân hàng đã chạm mức 6,838 triệu tỷ đồng, đánh dấu mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế vào ngân hàng lại có dấu hiệu giảm nhẹ.
Các nhà băng Việt Nam có lợi nhuận và vốn hóa cao hơn tương đối so với các doanh nghiệp trong khu vực nhưng doanh thu và quy mô tài sản thấp hơn. Hiện đã có hai ngân hàng quốc doanh lọt vào nhóm 100 tại châu Á và ba ngân hàng đang tiến gần đến cột mốc này.
PBC cho biết sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0,5 điểm phần trăm, hạ lãi suất chính sách và lãi suất chuẩn thị trường nhằm thúc đẩy tăng trưởng, cam kết thúc đẩy mở rộng tiêu dùng và đầu tư.
Ngoài việc chuẩn bị thanh khoản, đảm bảo nhu cầu tín dụng; theo Chứng khoán MB, có một nguyên nhân khác thúc đẩy các ngân hàng tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi là việc nợ xấu tăng cao.
Chia sẻ ý kiến tại hội nghị với Thủ tướng, lãnh đạo các ngân hàng đồng loạt đưa ra nhiều ý kiến về các vấn đề nóng như xử lý tài sản bảo đảm, kéo dài thời gian cơ cấu nợ và nới room tín dụng,...
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, đã có 32/40 ngân hàng đăng ký các gói tín dụng mới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, với tổng số tiền lên tới 405.000 tỷ đồng, lãi suất giảm từ 0,5 - 2% để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân chịu tác động bởi cơn bão số 3 (Yagi).
Chiều 21/9, kết luận Hội nghị Thường trực Chính phủ với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống ngân hàng thực hiện "6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá" để cùng đất nước phát triển, phấn đấu đến cuối năm 2025 có ít nhất từ 2-3 ngân hàng thương mại nằm trong nhóm 100 ngân hàng lớn mạnh nhất trong khu vực châu Á.
Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank, HOSE: LPB) vừa thông báo về việc thay đổi thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) phiên họp bất thường năm 2024.