Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 tổ chức chiều 15/4, ban lãnh đạo CTCP FPT (mã: FPT) đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trên 20%, con số được đánh giá là đầy thách thức trong bối cảnh kinh tế thế giới đang có dấu hiệu giảm tốc, xung đột địa chính trị gia tăng và chính sách thuế quan biến động.
Sáng 15/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng.
Sáng nay, 15/4, tại trụ sở Chính phủ, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với các Chủ tịch, Tổng giám đốc một số Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước được tổ chức với chủ đề: Doanh nghiệp Nhà nước tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng.
Theo TS Cấn Văn Lực và nhóm nghiên cứu Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, đây là kịch bản tích cực nhất, chiếm 20% xác suất, đòi hỏi đàm phán với Mỹ đạt kết quả rất tích cực, đồng thời khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới bù đắp sự sụt giảm của các động lực truyền thống và do rủi ro thuế quan.
Năm 2025 đã được nhận định sẽ có những thách thức với nhiều vấn đề khó lường, khó dự báo. Tuy nhiên, với tinh thần quyết tâm và sự nỗ lực mạnh mẽ, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã cam kết đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8% trở lên. Sự quyết liệt này đã được minh chứng ngay từ quý I năm 2025, khi Chính phủ triển khai các chính sách tài khóa, đạt được những kết quả khả quan như thu ngân sách nhà nước tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2024. Đồng thời, nhiều loại thuế, phí và lệ phí đã được giảm để hỗ trợ cho sản xuất, kinh doanh, trong khi các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công được thực hiện quyết liệt. Đây là những giải pháp quan trọng tạo nền tảng cho nền kinh tế phát triển, đặc biệt trong bối cảnh thương mại thế giới nhiều biến động, chính sách thuế quan do Mỹ công bố tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
Theo chuyên gia, tương tự như nhiều ngành sản xuất quan trọng khác, thị trường bất động sản có thể hơi bị chững lại trong 90 ngày này để quan sát, chờ đợi kết quả đàm phán và mức thuế quan chính thức được áp dụng.
Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
MBS cho rằng đây là thời điểm để tái cơ cấu danh mục sang các nhóm ngành ít chịu tác động trực tiếp từ thương chiến, đồng thời được hưởng lợi khi các động lực tăng trưởng trong nước có cơ hội vươn lên.
TPS đánh giá với 5/7 động lực tăng trưởng đang hoạt động tích cực, Việt Nam vẫn duy trì được quỹ đạo phục hồi; tuy nhiên, việc thực thi quyết liệt kế hoạch đầu tư công và chủ động ứng phó rủi ro bên ngoài sẽ là yếu tố then chốt để tiệm cận mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.