Tổng Giám Đốc Công Ty Lọc Hóa Dầu Bình Sơn: `Người Lính Chiến` đưa BSR vượt qua khủng hoảng kép
Chân dung ông Bùi Minh Tiến Tổng giám đốc BSR
Ông Bùi Minh Tiến sinh ngày 10/02/1969, tại Đông Hưng, Thái Bình. Ông tốt nghiệp thạc sỹ quản trị kinh doanh, Cử nhân Kinh tế ngành Quản lý Công nghiệp, Cử nhân Khoa học ngành Vật lý. Ông Bùi Minh Tiến đã có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh, công tác, quản trị tại các đơn vị chủ chốt trong ngành Dầu khí và giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGas), Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ), Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau).
Ông Bùi Minh Tiến trong ngày được bổ nhiệm Tổng giám đốc BSR
Quá trình công tác của Ông Bùi Minh Tiến
Từ tháng 04 năm 1991 đến tháng 03 năm 1993 Ông Tiến là Nhân viên Phòng Kinh tế kỹ thuật, XNLH Xây lắp Dầu khí (Nay là Công ty thiết kế và Xây dựng Dầu khí).
Từ tháng 04 năm 1993 đến tháng 05 năm 1995 : Thư ký Tổng giám đốc, XNLH Xây lắp Dầu khí, Bí thư Đoàn TN.
Từ tháng 06 năm 1995 đến tháng 06 năm 1996 : Phó Phòng Tổ chức Hành chính, XN Thiết kế, Công ty Thiết kế và Xây dựng Dầu khí.
Từ tháng 07 năm 1996 đến tháng 07 năm 1998 : Thư ký Phó Tổng giám đốc, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam.
Từ tháng 08 năm 1998 đến tháng 02 năm 2002 : Trưởng Phòng Kế hoạch - Thương mại, Phó Chủ tịch Công đoàn, Công ty Tư vấn Đầu tư xây dựng Dầu khí.
Từ tháng 02 năm 2002 đến tháng 06 năm 2003 : Phó Phòng Kinh doanh - Công ty Chế biến và Kinh doanh SP khí.
Từ tháng 06 năm 2003 đến tháng 05 năm 2007 : Trưởng Phòng Kinh doanh - Công ty Chế biến và Kinh doanh SP khí.
Từ tháng 05 năm 2007 đến tháng 12 năm 2010 : Phó Tổng giám đốc - Tổng công ty Khí Việt Nam.
Từ 01/2011 - 12/2013: Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí.
Từ tháng 12/2013 - 01/2015: Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau.
Từ tháng 01/2015 - 6/2018: Thành viên HĐQT, TGĐ Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau.
Từ tháng 06/2018 - 12/2018: Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau.
Từ tháng 12/2018 - nay: Thành viên HĐQT, TGĐ Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn.
Người lính chiến của BSR
Được bổ nhiệm vào cuối năm 2018, khi BSR đang gặp nhiều khó khăn khi liên tục các cán bộ bị điều tra và vướng vào vòng lao lý. Nhận thấy trách nhiệm và những khó khăn của mình, ngay từ đầu khi mới nhận chức Ông Bùi Minh Tiến đã cùng với ban lãnh đạo của công ty đưa BRS vượt qua mọi khủng hoảng và đạt được những thành tựu đáng nể vào năm 2019.
Kết quả kinh doanh của BSR đạt được thể hiện những nỗ lực của Công ty trong việc triển khai và áp dụng linh hoạt nhiều giải pháp đồng bộ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm gia tăng lợi nhuận.
Là một người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành dầu khí Việt Nam
Theo Tổng giám đốc BSR Bùi Minh Tiến, năm 2019, bối cảnh thị trường dầu mỏ thế giới tác động không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của BSR; khoảng chênh lệch giá giữa sản phẩm và dầu thô (crack margin) bị thu hẹp, đặc biệt giai đoạn 2 tháng đầu năm 2019 và giai đoạn tháng 6/2019, tháng 12/2019. Ngoài ra, giá dầu thô và sản phẩm biến động bất thường, có một số thời điểm giảm với biên độ lớn.
Vượt qua nhiều khó khăn, BSR đã vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất an toàn ổn định ở công suất trung bình 107%. BSR đã về đích sản xuất trước 26 ngày so với kế hoạch được giao. Tất cả các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của BSR đều đạt và vượt so với kế hoạch, cụ thể: Sản lượng sản xuất khoảng 6,94 triệu tấn; Tổng doanh thu đạt 102.985 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước đạt 9.811 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ước hơn 2.200 tỷ đồng. Đặc biệt, BSR đạt hơn 23,6 triệu giờ công an toàn - một kỷ lục hiếm có trong ngành lọc dầu thế giới.
Khi biên lợi nhuận gộp giảm bởi crack spread thu hẹp, BSR đã tìm những biện pháp để vượt qua khó khăn đến từ nỗ lực duy trì công tác vận hành nhà máy ổn định ở 107% công suất thiết kế; sản lượng đạt hơn 6,9 triệu tấn, vượt 7% so kế hoạch; nộp ngân sách đạt 10.321 tỷ đồng, vượt 12% so kế hoạch và riêng chỉ tiêu sản lượng, BSR đã “về đích sớm” 26 ngày. Công ty cũng tìm cách kiểm soát, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản xuất, đàm phán với nhà cung cấp và khách hàng để kiểm soát các khoản phải thu, tồn kho,… kết quả là bức tranh tài chính, dòng tiền của doanh nghiệp ghi nhận những chuyển biến tích cực.
Tính đến 31/12/2019, tổng nợ vay ngắn và dài hạn của BSR chỉ còn 6.298,4 tỷ đồng, tương đương 11,75% tổng nguồn vốn, giảm 3.833 tỷ đồng so với cuối năm 2018. Dư nợ giảm giúp chi phí tài chính cả năm ở mức 416,1 tỷ đồng, giảm 48% so với năm 2018, trong đó chi phí lãi vay là 359,9 tỷ đồng, giảm 21%.
Ngược lại, tính đến cuối năm 2019, tổng số dư tiền và tiền gửi các loại của BSR đã đạt 8.356 tỷ đồng, tăng 45% so với đầu năm. Như vậy, lượng tiền mà BSR đang sở hữu đã vượt 32,6% dư nợ vay còn lại. Nguồn tiền tích lũy lớn cũng giúp Công ty thu về 536,8 tỷ đồng doanh thu tài chính, trong đó có 339 tỷ đồng là thu từ lãi tiền gửi, gần như tương đương với chi phí lãi vay phải trả.
Báo cáo tài chính sau kiểm toán cũng cho thấy dòng tiền hoạt động kinh doanh của BSR tiếp tục thặng dư 4.937 tỷ đồng trong năm 2019. Việc quản lý vốn lưu động hiệu quả, trong khi nhà máy hoạt động ổn định và không có đầu tư lớn phát sinh đã giúp BSR trả các khoản nợ vay đầu tư nhà máy đúng thời hạn, đồng thời vẫn còn thặng dư để tích lũy.
Kết thúc năm 2019, trong điều kiện kinh doanh khó khăn với biến động bất thường của giá dầu thế giới, BSR đạt 102.824 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và 2.873 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Kết quả này cho thấy những nỗ lực vượt bậc của BSR trong việc khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của biến động giá dầu.
Năm 2020, nhiều nhà máy lọc dầu trên thế giới tuyên bố ngừng hoạt động vĩnh viễn, đóng cửa một phần hoặc cắt giảm mạnh công suất nhưng Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã vượt qua khó khăn, duy trì vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất an toàn, liên tục, ổn định.
Báo cáo cho thấy, mặc dù lợi nhuận sau thuế cả năm còn âm nhưng các chỉ số về dòng tiền cho thanh toán và hoạt động của doanh nghiệp vẫn luôn được đảm bảo.
Tính hết năm 2020, tổng tài sản BSR đạt gần 54.537 tỷ đồng, tăng 2.319 tỷ đồng so với năm 2019. Đặc biệt, nhờ thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp tiết giảm các loại chi phí, giá vốn hàng bán năm 2020 của BSR đạt gần 60.054 tỷ đồng, giảm mạnh so với năm 2019.
Kết thúc năm 2020, BSR cơ bản đã hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu đề ra. BSR vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất an toàn, ổn định, công suất trung bình đạt 105%, khối lượng sản xuất cả năm đạt khoảng 5,93 triệu tấn, vượt 7% kế hoạch năm 2020.
Doanh thu đạt hơn 57.895 tỷ đồng và nộp ngân sách nhà nước đạt 6.242 tỷ đồng. BSR đã tiết giảm ước tính được 1.844 tỷ đồng (không bao gồm chi phí dầu thô).
Riêng chỉ tiêu về lợi nhuận còn bị âm là điều đã dự báo từ trước, bởi đại dịch COVID-19 và giá dầu giảm đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, BSR đã rất nỗ lực để giảm thiểu tối đa tổn thất và mức lợi nhuận âm thấp hơn rất nhiều so với dự kiến ban đầu.
Đây là kết quả sản xuất kinh doanh rất đáng khích lệ, là những “gam màu sáng” trong bức tranh tổng thể khi nhiều công ty, tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới như Shell, BP, Chevron... đều ghi nhận các khoản thua lỗ tới hàng chục tỷ USD, thậm chí nhiều công ty phá sản, trong đó có đại gia dầu khí Chesapeake Energy Corporation (Mỹ).
Xem thêm: Công Ty CP Lọc Hóa Dầu Bình Sơn: Doanh nghiệp "tiên phong và đặt nền móng" cho ngành lọc hóa dầu
Nguyễn Dung