TP.HCM: Bán hàng online, giao nhận trực tuyến được phép hoạt động trở lại

18:17 | 09/09/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Sau hai tháng tạm ngừng, TP.HCM cho phép bán hàng online, dịch vụ giao nhận trực tuyến được hoạt động trở lại thông qua shipper, doanh nghiệp vận tải, bưu chính và logistics...

Ngày 8/9, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM có báo cáo sơ kết 15 ngày thực hiện chỉ thị 11 của chủ tịch UBND TP.HCM về tăng cường giãn cách xã hội. Về kế hoạch trọng tâm từ 6/9 đến 15/9, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch TP sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, tăng cường kiểm tra, tuần tra xử lý nghiêm những vi phạm. Tiếp tục giãn dân ra khỏi các khu vực có địa hình phức tạp, hẻm nhỏ, khu trọ tập trung đông người để giảm nguy cơ lây nhiễm.

TP cũng cân nhắc điều chỉnh nới lỏng một số dịch vụ phù hợp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân. Chọn quận 7 và Củ Chi làm mũi đột phá đi đầu thí điểm thực hiện các giải pháp chiến lược chuẩn bị cho sau 15-9. Các quận Phú Nhuận, 5, 11 và huyện Cần Giờ, Nhà Bè phấn đấu kiểm soát dịch theo kế hoạch đề ra.

Ảnh minh họa

Về một số nhiệm vụ cụ thể, TP mở chiến dịch tiêm chủng toàn TP, phấn đấu bao phủ mũi 1 cho 100% người dân trên 18 tuổi trước 15-9, đồng thời tiêm mũi 2 cho những người đến lịch tiêm, ưu tiên cho người nguy cơ cao như trên 50 tuổi và có bệnh nền.

Đáng chú ý, các hoạt động bán hàng online, dịch vụ giao nhận trực tuyến được hoạt động trở lại thông qua shipper, doanh nghiệp vận tải, bưu chính và logistics...

Trong thời gian tới, để đảm bảo an sinh xã hội, TP.HCM đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về chi ngân sách phòng, chống dịch để các địa phương có căn cứ thực hiện, đồng thời hỗ trợ TP 28.000 tỉ để hỗ trợ tiền ăn, tiền thuê phòng trọ, lương thực cho người lao động nghèo. Bên cạnh đó, hiện nay, việc phân định chi phí do ngân sách nhà nước chi trả và bảo hiểm y tế đối với người bệnh COVID-19 có thẻ bảo hiểm y tế rất khó khăn do quy định chưa rõ ràng.

TP kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế ban hành văn bản quy định danh mục dịch vụ kỹ thuật, thuốc, vật tư y tế do ngân sách chi trả như: đồ phòng hộ, giường bệnh, thuốc hạ sốt, giảm ho, corticoid, kháng đông, oxy, thở máy, tiền dinh dưỡng. Các chi phí khác do bảo hiểm y tế chi trả.
TP.HCM cũng đề xuất Chính phủ chấp thuận cho các cơ sở y tế tư nhân được thực hiện dịch vụ điều trị bệnh nhân COVID-19 theo yêu cầu và được thu giá dịch vụ tương ứng.

Cửa hàng ăn, uống được bán mang đi

Theo đó, UBND TP HCM chỉ đạo tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện giấy đi đường của Công an TP HCM đã cấp trong thời gian giãn cách xã hội đến hết ngày 15-9.

UBND TP HCM cho phép hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thực phẩm; đội ngũ giao nhận hàng hóa (shipper) trong phạm vi 1 quận, huyện, TP Thủ Đức; cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư y tế được hoạt động từ 6-21 giờ hằng ngày. Ngoài ra, TP HCM mở 2 điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa nông sản, thực phẩm tại chợ đầu mối Bình Điền và Hóc Môn. Đồng thời, tiếp tục duy trì hoạt động và phát huy hiệu quả của điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa nông sản, thực phẩm tại chợ đầu mối Thủ Đức để bổ sung nguồn hàng hóa cung ứng.Đáng chú ý, UBND TP HCM cho phép loại hình kinh doanh dịch vụ ăn, uống; cơ sở cung ứng dịch vụ bưu chính, viễn thông, thiết bị tin học văn phòng, thiết bị dụng cụ học tập được phép hoạt động từ 6-18 giờ hằng ngày theo hình thức bán hàng mang đi.

Chỉ những cơ sở kinh doanh ăn uống đủ điều kiện mới được phép hoạt động

Các cơ sở kinh doanh hoạt động theo phương thức "3 tại chỗ", chỉ tổ chức kinh doanh thông qua đặt hàng trực tuyến; người giao hàng là các đơn vị cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa có ứng dụng công nghệ (shipper) phải bảo đảm các biện pháp an toàn phòng chống dịch. UBND quận 7 và huyện Củ Chi căn cứ tình hình thực tế xây dựng kế hoạch, phương án triển khai thực hiện cho phép người dân có thể đi chợ 1 tuần/lần; báo cáo UBND TP HCM trước ngày 11-9.

Không chủ quan khi nới lỏng giãn cách

Báo Người Lao Động dẫn lời , ông Nguyễn Văn Nên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM yêu cầu lãnh đạo TP Thủ Đức cần tính đến kịch bản khi bước vào giai đoạn mới. Trong đó, tuyên truyền mạnh hơn nữa để người dân hết sức bình tĩnh, chuẩn bị tâm thế, thói quen... để tránh chủ quan; khi đủ điều kiện về vắc-xin, quản lý được F0, quản lý được các nguồn lây, tính đến mức độ chắc chắn thì nới giãn cách trong từng khu vực, từng địa bàn. Khi các hoạt động trở lại, một trong những yếu tố quan trọng là phải bảo đảm an toàn.

Ông Nguyễn Văn Nên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM

TP Thủ Đức tiếp tục xem xét, rà soát kỹ, không được chủ quan, kiểm soát nguồn lây, quản lý F0 càng chặt chẽ càng tốt và hạn chế tối đa các ca tử vong; tiếp tục phát huy những thành quả trong mở rộng "vùng xanh", an toàn để làm nhiều hơn nữa.

Chiều 8-9, tại cuộc họp báo định kỳ về công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP HCM, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho biết từ đầu năm đến nay, TP có 14.800 trẻ em dưới 16 tuổi mắc Covid-19, trong đó hơn 12.000 trẻ đã điều trị khỏi. Hiện đang điều trị cho hơn 2.800 em. Ngoài ra, có 13 trường hợp tử vong, chiếm 0,1%. Các bé tử vong khi mắc bệnh hầu hết đều có bệnh nền kèm theo như ung thư.

Đối với túi thuốc A và B, TP đã chuẩn bị hơn 150.000 túi và đã phát hơn 130.000 túi về các địa phương. Đến ngày 7-9, đã có 83.821 bệnh nhân Covid-19 nhận được túi thuốc A, B. Riêng túi thuốc C, Bộ Y tế đã phân cho TP 50.000 túi, TP đã cấp cho các quận, huyện và TP Thủ Đức 16.000 túi. Sở Y tế TP đã đề xuất mua thêm 200.000 túi thuốc A, B và chia thành 2 đợt.

Thông tin về 2 địa phương gồm quận 7 và huyện Củ Chi công bố kiểm soát được dịch Covid-19 nhưng mỗi ngày vẫn ghi nhận hàng trăm trường hợp F0, bác sĩ Hưng cho biết đây chưa phải "vùng xanh" nên vẫn còn nguy cơ lây nhiễm, người dân cần nâng cao ý thức phòng chống dịch. Khi các địa phương công bố kiểm soát được dịch bệnh không có nghĩa là trên địa bàn hoàn toàn không có ca bệnh mà chỉ có tiêu chí căn cứ vào xu hướng giảm của số ca F0 trong 14 ngày.

Tại cuộc họp báo, theo ông Đặng Phú Thành, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM, sở đã phối hợp các đơn vị liên quan đầu tư trang bị hệ thống ôxy cho các bệnh viện. Tổng số giường bệnh có hệ thống ôxy thở là 11.500 giường. Sở sẽ phối hợp các đơn vị lắp đặt thêm khoảng 3.500 giường bệnh có trang bị ôxy. Sắp tới, TP HCM sẽ cung cấp khoảng 13.000 chai