TP.HCM kiến nghị 3 giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA

10:32 | 30/10/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Từ đầu năm đến nay, TP.HCM đã và đang có nhiều nỗ lực đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nói chung và giải ngân các nguồn vốn ODA nói riêng.
Theo báo Công thương tại điểm cầu hội nghị trực tuyến trụ sở UBND TP. Hồ Chí Minh, ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã có báo cáo với Chính phủ về tình hình giải ngân vốn đầu tư công.
 
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM ông Võ Văn Hoan cho biết, TP đang triển khai thực hiện 9 dự án ODA với tổng mức kinh phí đầu tư là 123.000 tỷ đồng. TP đã phân bổ kế hoạch vốn năm 2020, đạt 100% theo Thủ tướng Chính phủ và dự toán của HĐND giao.
 
Trong những lần chỉ đạo liên quan tới công tác giải ngân vốn đầu tư công và giải ngân các nguồn vốn ODA của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP đã lắng nghe và tiếp thu và cho bổ sung thêm một số chuyên mục chỉ đạo của TP để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
 
TP.HCM kiến nghị 3 giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA - ảnh 1
Ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh báo cáo với Chính phủ về tình hình giải ngân vốn dự án ODA.

Tỷ lệ giải ngân vốn ODA đạt 30%

Theo đó, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đã phân công thường trực UBND TP phụ trách một số dự án cụ thể để xem xét đánh giá giải quyết những khó khăn còn vướng mắc và có những kế hoạch tháo gỡ cụ thể. Đồng thời phân công lãnh đạo các sở, ban ngành, chủ tịch các UBND quận huyện và trưởng các ban quản lý dự án có trách nhiệm cụ thể đối với từng dự án một.
 
Đối với nguồn vốn ODA phân phát từ ngân sách Trung ương, TP. Hồ Chí Minh đã phân bổ hơn 5.000 tỷ đồng cho 6 dự án. Ngày 23/10 TP đã giải ngân được 1.510 tỷ đồng và đạt 30% vốn so với kế hoạch vốn được giao. Dự kiến ước tính giải ngân của năm 2020 là 2058 tỷ đồng, đạt 40,8% so với dự toán kế hạch giao cho TP.

Đối với nguồn vốn ODA của Chính phủ vay lãi nước ngoài, TP.HCM đã phân bổ chi tiết 10.487 tỷ đồng cho 5 dự án. Uớc tính đến ngày 23/10 đã gải ngân được 5.087 tỷ đồng, đạt 40,8% so với kế hoạch TP được giao. Dự kiến giải ngân trong năm 2020 là 8632 tỷ đạt mức 82,3% so với kế hoạch mà Bộ tài chính đã giao.

TP. Hồ Chí Minh cũng đã lựa chọn một số dự án có quy mô lớn, dự án trọng điểm, tổ chức giao ban đánh giá kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công, vốn ODA một tháng một lần. Phân công các lãnh đạo TP, các sở, ban ngành thường xuyên trao đổi liên hệ chủ động với các Bộ ngành của Trung ương để tháo gỡ khó khăn.

Thực hiện thí điểm Nghị quyết 27 của Chính phủ về quy trình rút gọn giải phóng mặt bằng, đặc biệt áp dụng cụ thể vào tuyến đường sắt đô thị Metro số 2, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, để giải phóng mặt bằng và chi phí bồi thường rất lớn…

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cũng nhấn mạnh, tỷ lệ giải ngân các dự án ODA thấp hơn so với tỷ lệ bình quân giải ngân của các dự án đầu tư công của TP. Hiện nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của TP đạt 60% kế hoạch vốn và tăng 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2019.

Ngoài những nguyên nhân được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, nêu rõ tại hội nghị, ông Võ Văn Hoan cho rằng, nguyên nhân khiến việc giải ngân vốn ODA của TP.HCM chỉ đạt mức 30% so với kế hoạch là do vốn ODA cấp phát bố trí cho tuyến Metro số 1 và số 2 chiếm 30% tổng kế hoạch vốn của cả TP nhưng lại chậm giải ngân, do vướng mắc về tỷ giá đồng Yên Nhật và giá Việt Nam đồng

Mặt khác, điều chỉnh một số thủ tục chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án theo quy định mới, cụ thể là Nghị định 56/2020 thay thế Nghị định 16/2006 về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài, đòi hỏi phải thêm thủ tục điều chỉnh chủ trường đầu tư hoặc dự án phải thông qua HĐND TP trước khi trình Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, xử lý các trường hợp trong đấu thấu, do có sự khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và quy định của nhà tài trợ nên cũng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện giải ngân các dự án.


TP.HCM đề xuất 3 giải pháp thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn ODA

Báo Sài Gòn giải phóng cho biết để đẩy nhanh tiến độ dự án ODA từ nay đến cuối năm 2020, ông Võ Văn Hoan đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ 3 giải pháp quan trọng.

Thứ nhất: kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm xác định nguồn vốn ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương cho dự án tuyến Metro số 1 và số 2, điều này quan trọng trong tỷ lệ giải ngân chung của TP. Nếu trường hợp không giải ngân kịp trong 2 tháng cuối năm 2020, kiến nghị Thủ tướng cho phép điều chuyển và tiếp tục giải ngân vào đầu năm 2021.

Thứ hai: TP.HCM đang phối hợp với JICA tại Việt Nam để sớm triển khai ký kết Hiệp định vay cuối cùng cho Dự án tuyến Metro số 1, trị giá khoảng 33 tỷ Yên. TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chỉ các đơn vị liên quan xúc tiến làm việc với Nhật Bản, hoàn thành ký kết trước 30/6/2021 để đảm bảm đủ vốn cho công tác giải ngân.

Thứ ba: Bộ Tài chính xem xét thực hiện gia hạn Hiệp định vay VN11-P7 của dự án tuyến độ thị đường sắt số 1 đến ngày 31/10/2021, để làn cơ sở giải ngân hết số vốn vay còn lại của Hiệp định này, đảm bảo đủ nguồn vốn ODA, tránh ảnh hưởng đến triển khai các hợp đồng vay lại vừa ký kết giữa Bộ Tài chính và UBND TP.HCM.
 
Nguyễn Triệu
 
 

ĐỌC NHIỀU