Sở GTVT
TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi các ban ngành về việc góp ý báo cáo cuối kỳ Đề án tổ chức các tuyến phố đi bộ khu vực trung tâm TP.HCM. Mục tiêu chính đề án là nghiên cứu để tiến hành đi bộ hóa một số tuyến đường khu trung tâm trong giai đoạn 2021-2025 theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/2000 (Quy hoạch phân khu) khu trung tâm hiện hữu (930 ha). Nhằm hoàn thiện đề án, hỗ trợ chủ đầu tư, Sở đề nghị các cơ quan, đơn vị có ý kiến chính thức góp ý cho báo cáo cuối kỳ để chủ đầu tư hoàn thiện trước khi tổ chức hội thảo, tổ chức phản biện xã hội trước khi trình UBND TP xem xét
Cụ thể, theo đề án, khu vực
phố đi bộ được nghiên cứu thực hiện tại quận 1 TP.HCM, bao gồm phường Bến Nghé, phường Bến Thành và phường Phạm Ngũ Lão. ( gồm các đoạn trên tuyến đường Đồng Khởi, Lê Lợi, vòng xoay Quách Thị Trang, Tôn Đức Thắng, khu vực xung quanh nhà thời Đức Bà với diện tích khoảng 300 ha.)
Mạng lưới giao thông tại khu vực này có hình vuông đặc trưng (grid-system), các mô hình kinh doanh chủ yếu là hỗn hợp bán lẻ, cửa hàng, quán cà phê, nhà hàng, chợ truyền thống và hiện đại. Để triển khai mở rộng 5 tuyến phố trung tâm thành phố đi bô, Sở GTVT, đề xuất 3 phương án thực hiện như sau:
Dự án phố đi bộ TPHCM đang được nghiên cứu triển khai
Phương án 1: Phố đi bộ vào ngày cuối tuần cho quận 1 với một mạng lưới bao gồm phần lớn khu vực nghiên cứu nhưng chỉ cẩm các phương tiện lưu thông trên một số tuyến đường.
Phương án 2: Phố đi bộ ưu tiên cho 5 tuyến đường, gồm: Đồng Khởi, Lê Lợi, Hàm Nghi, Thái Văn Lung và Thi Sách. Mạng lưới đường phố ưu tiên cho người đi bộ nhưng vẫn cho phép một số phương tiện cơ giới đi lại vào các ngày trong tuần. Tuy nhiên, cấm phương tiện cơ giới lưu thông trên đường Nguyễn Huệ và Đồng Khởi vào các ngày cuối tuần.
Phương án 3: Phố đi bộ 24/7 ở đường Nguyễn Huệ và Đồng Khởi. Đường Nguyễn Huệ, Đồng Khởi và các đường liên kết là những con đường dành riêng cho người đi bộ.
Sau khi được đưa ra bàn bạc thì, kết quả so sánh ba phương án về độ an toàn và bảo mật, sự hấp dẫn, nhu cầu, kết nối, ủng hộ của cộng đồng thì phương án 2 có tổng điểm cao nhất. Do đó, phương án 2 đang được cân nhắc xem xét thực hiện.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ đang thu hút được rất đông lượng khách nước ngoài
Bên cạnh đó để giảm thiểu ảnh hưởng đi lại của người dân trong khu vực phố đi bộ, đề án đề xuất 3 giải pháp để triền khai như sau
Bố trí chỗ đỗ xe miễn phí cho dân có hộ khẩu trong khu vực phố đi bộ; cho phép người dân di chuyển tốc độ dưới 10km/h để về nhà hoặc cấp giấy lưu hành đặc biệt cho người dân.
Về tổ chức
giao thông công cộng, có tổng cộng có 34 tuyến xe buýt đi qua khu vực quy hoạch phố đi bộ. Đồng thời, thành phố triển khai thí điểm dịch vụ xe đạp công cộng với 388 xe tại 52 vị trí khu vực quận 1 và dọc dự án tổ chức làn đường ưu tiên đường Điện Biên Phủ và Võ Thị Sáu. Giai đoạn 2021 – 2030 mở rộng ra các địa bàn quận trung tâm, dự kiến đầu tư thêm 3.000 xe đạp bố trí ở 350 vị trí.
Để nâng cao khả năng tiếp cận các phố đi bộ, ngoài bãi đậu xe hiện có (cả trên đường, bãi xe tập trung, hay trong các tòa nhà), tổng cộng có 2 khu vực đỗ xe tạm thời sẽ được thiết lập tại một số vị trí xung quanh chu vi của mạng lưới phố đi bộ. Ngoài ra, một số vị trí đỗ xe trên đường được đề xuất dọc theo phần lớn các đường phố trong mạng lưới. Đề án cũng đề xuất lắp wifi miễn phí trong khu vực phố đi bộ để nâng cao sự thuận tiện cho du khách.
Trước đó ở TP Hồ Chí Minh hiện tại ngoài phố đi bộ Bùi Viện và Nguyễn Huệ, trong tháng 9 này, TPHCM đã khai trương thêm 1 tuyến phố đi bộ ở quận 10, TPHCM xác định mục tiêu khi triển khai mở rộng các tuyến phố đi bộ bên cạnh phục vụ vui chơi giải trí cuối tuần cho người dân, thu hút du khách nước ngoài. Thì tuyến phố đi bộ cũng là nơi phục vụ kinh doanh, như tuyến phố đi bộ ở quận 10 sẽ ưu tiên những hoàn cành khó khăn được mở sạp hàng trong phố nhằm tăng thêm thu nhập.
Xem Thêm: Hà Nội sẽ chính thức triển khai không gian đi bộ ở phố cổ
Nguyễn Dung