'Vaccine COVID-19 không phải biện pháp để hồi phục kinh tế toàn cầu'

15:27 | 07/09/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Nhiều người cho rằng sự xuất hiện của vaccine COVID-19 sẽ giúp nền kinh tế quay trở lại hoạt động bình thường, tuy nhiên rất nhiều chuyên gia không đồng tình với quan điểm này.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ mới đây đã yêu cầu các bang sẵn sàng cho việc phân phối vaccine coronavirus vào cuối tháng 10 sắp tới. Pfizer (PFE), công ty dược phẩm đa quốc gia hàng đầu thế giới tin rằng họ đã có đủ dữ liệu để yêu cầu Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cấp phép cho loại vaccine tiềm năng của mình trong tháng tới.
 
Hầu hết các chuyên gia đều dự đoán khó có khả năng vaccine phòng ngừa COVID-19 sẽ sẵn sàng trước khi cuộc bầu cử tại Mỹ diễn ra. Tuy nhiên, họ cũng bỏ ngỏ cho rằng không điều gì là không thể.
vaccine covid-19 coronavirus
Vaccine COVID-19 là sản phẩm được cả thế giới mong đợi bây giờ.
 
Với ít nhất 7 loại vaccine COVID-19 đang trong giai đoạn thử nghiệm thứ ba, nhiều khả năng tối thiểu một trong số chúng sẽ được sản xuất thành công trong một vài tháng tới. Đây là cuộc chạy đua cam go giữa rất nhiều công ty dược phẩm trên khắp thế giới.
 
Nhiều người cho rằng, một loại vaccine hiệu quả sẽ như một viên đạn thần kỳ tiêu diệt mầm bệnh, giúp nền kinh tế toàn cầu bước vào giai đoạn hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, dường như điều này có tỷ lệ thành hiện thực không cao. Bởi vẫn còn đó nhiều tác nhân có thể làm gián đoạn sự hồi phục kinh tế. Sự hiệu quả chưa triệt để của vaccine hay số lượng hạn chế vaccine không đủ cho cư dân toàn cầu là hai vấn đề được nhắc tới phổ biến. Phân phối cũng là một bài toán giữa các quốc gia trên thế giới và với ngay cả với chính bản thân nội tại mỗi quốc gia.
 
Ngay cả khi những vấn đề trên được giải quyết, vẫn có khả năng xuất hiện tình trạng một số người kiên quyết không sử dụng vaccine.
 
Neil Shearing, kinh tế trưởng của nhóm chuyên gia kinh tế tại Capital Economíc khẳng định thế giới sẽ chứng kiến nhiều kịch bản khác nhau khi vaccine xuất hiện. Tuy nhiên, hoàn toàn sai lầm khi chúng ta nghĩ rằng vaccine sẽ làm thay đổi triển vọng kinh tế trong những năm tới.
 
Trường hợp lạc quan là khi vaccine COVID-19 có hiệu quả cao, được đưa vào sản xuất và phân phối nhanh chóng. Ngược lại, tương lai cũng có thể đón nhận một loại vaccine kém hiệu quả quả, gặp khó khăn trong việc sản xuất và chỉ có thể phân phối trong một khoảng thời gian ngắn trong năm 2021”, Neil Shering phân tích với CNN.
 
vaccine covid-19 coronavirus
Ngay cả thành công, vaccine COVID-19 vẫn còn nhiều vấn đề của riêng mình.
 
Thách thức đầu tiên của vaccine COVID-19 nằm ở chính nó. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố họ muốn một loại vaccine có hiệu quả tối thiểu 70%. Với vaccine phòng ngừa COVID-19, còn số này được giảm xuống còn 50%. Điều này có nghĩa những người được tiêm vaccine vẫn có khả năng nhiễm bệnh.
 
Phân phối là một vấn đề quan trọng khác. Số liệu của Shearing chia sẻ cho CNN cho thấy, số lượng liều vaccine phòng ngừa COVID-19 có thể sản xuất trong năm 2020 là 1 tỷ liều. Con số này trong năm 2021 sẽ được nâng lên 7 tỷ liều.
 
Tuy nhiên, tới giờ đó vẫn chỉ là giả định. Thực tế chất lượng và số liều được cung cấp ra thị trường có thể thấp hơn nhiều. Nguồn cung các sản phẩm hỗ trợ (như kim và ống tiêm) có thể sẽ không đủ để sử dụng. Tình trạng khan hiếm lọ thủy tinh cũng đang diễn ra phổ biến toàn cầu. Điều này khiến WHO không mong đợi việc tiêm chủng diễn ra rộng rãi cho tới giữa năm sau.
 
Nhiều người không muốn sử dụng vaccine. Một khảo sát do Deutsch Bank ủy quyền nghiên cứu cho thấy, chỉ 61% người dân Pháp có mong muốn tiêm vaccine trong vòng 6 tháng tới nếu vaccine này được chứng nhận đầy đủ. Tỷ lệ này ở các nước châu Âu khác như Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh hay Mỹ dao động từ 70-75%. Nghiên cứu này cũng cho biết chỉ một nửa dân số châu Âu tin “vaccine là an toàn”.
 
Tâm lý thị trường cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Tiềm năng của việc cho ra đời một loại vaccine phòng ngừa COVID-19 đã giúp giá cổ phiếu các ngành công nghệ sinh học và dược phẩm tăng vọt trong thời gian qua. Tuy nhiên, chỉ một thông tin về khó khăn (thậm chí cả thất bại) trong quá trình thử nghiệm hoàn toàn có thể khiến hoạt động của các công ty này gặp khó khăn. Điều này sẽ phản chiếu lại làm quá trình nghiên cứu vướng phải nhiều thử thách khó khăn.
 
Anh Quân (t/h)