Vì sao ông Nguyễn Văn Minh bỗng dưng từ nhiệm tại Hoàng Anh Gia Lai (HAG)?
Vì lý do sức khỏe, ông Nguyễn Văn Minh đã có đơn xin từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - Mã: HAG). HĐQT sẽ trình việc này lên Đại hội đồng cổ đông chấp thuận tại cuộc họp gần nhất.
Được biết, ông Nguyễn Văn Minh sinh năm 1959, trình độ Kỹ sư nông nghiệp. Ông làm việc tại HAGL từ năm 1992 đến nay.
Trước đó, giai đoạn 1981-1989, ông làm tại Phòng Nông nghiệp huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum. Từ năm 1989 -1992, ông công tác tại Công ty Cà phê tỉnh Gia Lai, Giám đốc Công ty cổ phần Khoáng sản Gia Lai.
Như vậy, sau khi ông Minh xin rút, HĐQT của HAGL còn 5 người gồm ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT; hai thành viên là ông Võ Trường Sơn, bà Võ Thị Mỹ Hạnh và hai thành viên độc lập gồm bà Võ Thị Huyền Lan, bà Nguyễn Thị Huyền
Được biết, HAGL dự kiến sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên vào tháng 11/2021 tới, do Covid-19 diễn biến phức tạp nên thời gian kéo dài so với kế hoạch ban đầu.
Thông tin từ CAFEF cho biết tại Đại hội tới đây, HAGL dự kiến trình cổ đông định hướng tập trung hai ngành chủ lực gồm cây ăn trái và chăn nuôi, đồng thời duy trì một số ngành nghề phụ trợ khác để tận dụng lợi thế về nguyên vật liệu sản xuất. Trong đó,
+ Ngành chăn nuôi: Dự kiến cuối năm 2021 Tập đoàn sẽ hoàn thiện toàn bộ hệ thống chuồng trại để sẵn sàng cho năm 2022 triển khai nuôi 15.000 heo nái sinh sản và 300.000 heo thịt xuất chuồng mỗi năm.
+ Ngành cây ăn trái: HAGL sẽ đầu tư duy trì khoảng 10.000 ha trồng cây các loại, gồm chuối và một số loại khác. Riêng chuối, tại thời điểm này HAGL đã cơ bản đầu tư trồng hoàn thiện được 5.000 ha tại Việt Nam, Lào, Campuchia. Dự kiến, năng suất thu hoạch chuối bình quân từ năm 2022 sẽ đạt 50 tấn/ha.
Mới đây, Công ty đã lấy ý kiến cổ đông thông qua việc dùng hết thặng dư trên thì HAGL sẽ giảm tương ứng hơn 3.200 tỷ đồng lỗ luỹ kế. Về việc tái cơ cấu tài chính, hiện Công ty cho biết đã hoàn thành về cơ bản. Theo đó, tình hình nợ của HAGL đã giảm đáng kể.
HAGL đang kinh doanh thế nào?
Theo thông tin từ VN EXPRESS cho biết Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận doanh thu quý I chưa đến 300 tỷ đồng do không còn hợp nhất Công ty Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai.
Báo cáo tài chính quý đầu năm của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) ghi nhận doanh thu 284 tỷ đồng, giảm 66% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức thấp nhất kể từ khi công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM vào cuối năm 2008.
Việc không còn hợp nhất doanh thu từ nhóm Công ty cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG) là nguyên nhân chính khiến doanh thu biến động mạnh. Điển hình như mảng trái cây giảm gần 580 tỷ đồng so với cùng kỳ, còn cao su không phát sinh doanh thu. Bù lại, mảng kinh doanh mới phát triển là chăn nuôi heo mang về gần 70 tỷ đồng.
Nguồn thu tài chính tăng mạnh nhờ thanh lý khoản đầu tư vào HNG, nhưng chi phí quản lý cũng tăng theo do trích lập dự phòng cho Công ty Hưng Thắng Lợi Gia Lai theo nguyên tắc thận trọng khiến Hoàng Anh Gia Lai báo lỗ đậm. Công ty còn phải gánh thêm lỗ sau khi xoá sổ hơn 63 tỷ đồng tài sản không hiệu quả.
Nhờ được hoãn lại thuế thu nhập doanh nghiệp nên Hoàng Anh Gia Lai lỗ ròng 69 tỷ đồng, thay vì gần 248 tỷ đồng trước thuế. Khoản lỗ này khiến lợi nhuận luỹ kế chưa phân phối âm đến 7.474 tỷ đồng, trong khi vốn góp của chủ sở hữu chỉ 9.274 tỷ đồng.
Tính đến cuối quý, tài sản của công ty giảm gần 20.000 tỷ đồng, chỉ còn khoảng 18.400 tỷ đồng. Nợ phải trả cũng giảm hơn 13.500 tỷ đồng do công ty tất toán nợ với Công ty cổ phần Nông nghiệp Trường Hải, ngân hàng BIDV và Sacombank.
Nợ nhiều nhưng cho vay cũng nhiều
Theo tạp chí Nhịp Sống Số trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản của HAGL giảm từ 37.266 tỷ đồng xuống còn 18.416 tỷ đồng. Khoản đầu tư vào Nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai được chuyển thành công ty liên kết. HAGL sở hữu 27,01% HNG, tương ứng giá trị ghi sổ 2.664 tỷ đồng.
Với khoản mục nợ phải trả, HAGL ghi nhận còn 1.284 tỷ đồng nợ ngắn hạn, 7.426 tỷ đồng nợ dài hạn, ngoài ra còn 3.033 tỷ đồng chi phí lãi vay (gồm nợ vay ngân hàng, trái phiếu…). Như vậy, tổng số nợ vay của HAGL vẫn còn tới 11.743 tỷ đồng.
Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu (D/E) cuối kỳ hơn 2,88 lần, thậm chí còn cao hơn so với trước khi tách Nông nghiệp HAGL 2,72 lần.
Cho dù nợ vay vẫn còn rất lớn, nhưng cơ cấu tài sản của HAGL đang có những khoản phải thu cho vay lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Nó bao gồm 5.157 tỷ đồng phải thu cho vay ngắn hạn, riêng với bên liên quan là 4.507 tỷ đồng. Bên cạnh đó, phải thu cho vay dài hạn 4.038 tỷ đồng, với bên liên quan là 2.825 tỷ đồng.
Trong quý đầu năm, HAGL phát sinh khoảng 2.160 tỷ đồng tiền cho vay với nhóm công ty Nông nghiệp HAGL (cả ngắn và dài hạn). Tổng giá trị các khoản cho vay của HAGL tại thời điểm cuối quý 1 ghi nhận 9.195 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với đầu năm.
Ngoài Nông nghiệp HAGL, một trong những khoản cho vay lớn của HAGL là với CTCP Lê Me (công ty liên quan), cho vay ngắn hạn 3.757 tỷ đồng, cho vay dài hạn 840 tỷ đồng. Khoản nợ của Lê Me đã tồn tại trên báo cáo tài chính của HAGL trong vài năm gần đây.