Vụ cấp 193 bằng giả tại Đại học Đông Đô: Hai Vụ thuộc Bộ GD&ĐT hậu thuẫn việc cấp bằng giả thế nào?
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an xác định, vụ án giả mạo trong công tác xảy ra tại Trường ĐH Đông Đô có sự 'tiếp tay' của một số đơn vị, cá nhân thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Dù Đại học Đông Đô chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho phép đào tạo hệ văn bằng 2, nhưng Vụ Giáo dục Đại học và Vụ Kế hoạch Tài chính vẫn đăng tải đề án tuyển sinh của trường này.
Liên quan tới vụ việc Đại học Đông Đô cấp hơn 600 văn bằng giả, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) cho rằng ngoài làm rõ vai trò trách nhiệm để xử lý các bị can, cần làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT trong quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của trường này.
Cơ quan điều tra cho rằng cần làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT trong quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của ĐH Đông Đô để xử lý
Hai Vụ thuộc Bộ GD&ĐT hậu thuẫn việc cấp bằng giả cho ĐH Đông Đô thế nào?
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an xác định, vụ án giả mạo trong công tác xảy ra tại Trường ĐH Đông Đô có sự 'tiếp tay' của một số đơn vị, cá nhân thuộc Bộ GD&ĐT.
Vào các năm 2015, 2016, 2017, Vụ Giáo dục Đại học và Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ GD&ĐT) lại liên tiếp có các thông báo về việc đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh cho Đại học Đông Đô lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ, trong đó có cả chỉ tiêu hệ văn bằng 2 chính quy.
Cụ thể, ngày 21/1/2015, Trường ĐH Đông Đô có báo cáo thống kê năm học 2014 - 2015 và đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2015 gửi Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ GD&ĐT. Trong đó không có nội dung đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh văn bằng 2 chính quy, song vẫn được Bộ thông báo có 500 chỉ tiêu hệ văn bằng 2 chính quy.
Đến các năm học sau, Trường ĐH Đông Đô có văn bản xin chỉ tiêu tuyển sinh hệ văn bằng 2 chính quy và được các đơn vị chức năng của Bộ GD&ĐT cho đăng tải lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ, trong đó năm 2016 là 150 chỉ tiêu, năm 2017 là 150 chỉ tiêu và năm 2018 là 400 chỉ tiêu.
Bị can Hòa (trái), Trần Ngọc Quang (giữa) và Phạm Vân Thùy
Cơ quan ANĐT xác định việc các đơn vị, cá nhân thuộc Vụ Kế hoạch tổng hợp và Vụ Giáo dục ĐH thực hiện thông báo chỉ tiêu tuyển sinh, đăng tải đề án tuyển sinh, trong đó có chỉ tiêu văn bằng 2, lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT cho Trường ĐH Đông Đô trong khi trường này chưa được cấp phép là có dấu hiệu vi phạm quy định về đào tạo cấp bằng ĐH thứ 2 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Do đó, ngoài việc đề nghị truy tố 10 bị can có liên quan trong vụ án, Cơ quan ANĐT đã quyết định tách phần hồ sơ vụ án có liên quan đến sai phạm của 2 đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT trong việc đăng thông báo chỉ tiêu tuyển sinh để tiếp tục làm rõ, xử lý theo quy định pháp luật.
Trước đó, ngày 1/4/2015, Bộ GD&ĐT có thông báo số 173 của Vụ Kế hoạch Tài chính do ông Nguyễn Văn Áng, Phó Vụ trưởng ký gửi Đại học Đông Đô về việc đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2015 cho thấy đơn vị này đã xác nhận cho trường tuyển 500 chỉ tiêu đào tạo văn bằng 2 chính quy.
Chưa hết, ngày 14/1/2016, Đại học Đông Đô có công văn gửi Bộ xác định chỉ tiêu tuyển sinh, trong đó đăng ký 150 chỉ tiêu hệ văn bằng 2 chính quy. Đúng 10 ngày sau, 24/2/2016, Bộ GD&ĐT tiếp tục có thông báo do ông Nguyễn Văn Áng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính ký cho phép trường tuyển 150 chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo văn bằng 2 chính quy ở khối ngành III, V và VII.
Ngày 7/2/2017, Đại học Đông Đô lại có công văn gửi Vụ Kế hoạch Tài chính đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh, trong đó có 150 chỉ tiêu tuyển sinh hệ văn bằng 2.
Đồng thời với việc đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh gửi Vụ Kế hoạch Tài chính, Trường Đại học Đông Đô cũng gửi Vụ Giáo dục Đại học đề án tuyển sinh năm 2017 và được Vụ Giáo dục Đại học cho đăng tải lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ, trong đó có 150 chỉ tiêu hệ văn bằng 2.
Ngày 7/3/2017, Vụ Kế hoạch Tài chính ra thông báo số 136, xác nhận cho trường Đại học Đông Đô tuyển 150 chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo văn bằng 2 chính quy năm 2017 ở khối ngành III, V và VII. Thông báo này do ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài Chính ký.
Không dừng lại ở đó, từ năm 2018, theo quy định Bộ GD&ĐT không ký thông báo chỉ tiêu tuyển sinh gửi các cơ sở giáo dục đại học. Nhưng trong năm 2018, Đại học Đông Đô vẫn tiếp tục gửi đề án tuyển sinh đến Vụ Giáo dục Đại học và được đăng tải lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ, nội dung đề án có 400 chỉ tiêu hệ văn bằng 2.
Dựa vào kết quả điều tra trên, Cơ quan An ninh điều tra xác định các cá nhân thuộc Vụ Kế hoạch Tài chính và Vụ Giáo dục Đại học thực hiện thông báo chỉ tiêu tuyển sinh, đăng tải đề án tuyển sinh của Đại học Đông Đô (có chỉ tiêu hệ văn bằng 2 chính quy) trong khi Trường Đại học Đông Đô chưa được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo hệ văn bằng 2 là có dấu hiệu vi phạm quyết định của Bộ trưởng về đào tạo cấp bằng đại học thứ hai.
Một tấm văn bằng 2 do Đại học Đông Đô cấp bị cơ quan công an thu giữ. Ảnh: Công an cung cấp
Cơ quan An ninh điều tra cho rằng những vi phạm này cần làm rõ trách nhiệm liên quan để xử lý theo quy định. Do đã hết thời hạn điều tra vụ án, Cơ quan An ninh đã tách nội dung này ra để xem xét, xử lý sau.
Đại diện Bộ GD&ĐT cũng cho biết, sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra để xác minh thông tin và xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật, đúng thẩm quyền về những trường hợp đã sử dụng bằng giả của Đại học Đông Đô. Đồng thời, Bộ GD-ĐT cũng sẽ xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân liên quan nếu có sai sót, vi phạm.
Cấp 193 bằng giả
Cơ quan An ninh điều tra xác định, kẻ chủ mưu trong vụ án cấp bằng giả là bị can Trần Khắc Hùng (SN 1972, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Viện trưởng Viện Đào tạo liên tục, Viện trưởng Viện Đào tạo và Phát triển công nghệ 4.0 của Đại học Đông Đô, tuy nhiên do ông Hùng đang bỏ trốn nên cơ quan điều tra quyết định tạm đình chỉ điều tra, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.
Theo kết luận điều tra, Trần Khắc Hùng và đồng phạm đã lợi dụng sơ hở, thiếu sót của Bộ GD&ĐT trong công tác quản lý việc tuyển sinh, đào tạo, cấp bằng đối với hệ văn bằng 2; lợi dụng chính sách tự chủ giáo dục đại học để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Cụ thể, từ tháng 4/2017, ông Hùng chỉ đạo Trần Kim Oanh (SN 1978, nguyên Phó Hiệu trưởng kiêm Phó Viện trưởng Viện Đào tạo liên tục) và Dương Văn Hòa (SN 1983, nguyên Hiệu trưởng Đại học Đông Đô) ký thông báo tuyển sinh văn bằng 2 Tiếng Anh gửi các cơ sở, cá nhân đồng thời ký hợp đồng hỗ trợ tuyển sinh, đào tạo văn bằng 2 tiếng Anh với 15 cơ sở đào tạo.
Quá trình điều tra, Đại học Đông Đô cung cấp hồ sơ tài liệu thể hiện có 2.523 người đã nộp tổng số tiền là hơn 18,2 tỷ đồng. Trong số tiền đã thu, trường đại học này sử dụng 780 triệu đồng thanh toán kinh phí tổ chức thi, chấm thi hệ văn bằng 2 Tiếng Anh, số tiền còn lại sử dụng phục vụ hoạt động chung của trường và chi nhiều khoản khác.
Dưới sự chỉ đạo của ông Hùng, Dương Văn Hòa đã ký bằng cử nhân ngành ngôn ngữ Tiếng Anh hệ văn bằng 2 chính quy giả để cấp cho 193 cá nhân; ký các tài liệu để hợp thức hồ sơ cấp bằng gồm 23 danh sách đề nghị in bằng, giấy đề nghị xét tốt nghiệp có tên của 108 cá nhân được cấp bằng giả; ký quyết định về việc công nhận tốt nghiệp đại học văn bằng 2 chính quy đợt 1 năm 2018...
Sai phạm tại Đại học Đông Đô rất nghiêm trọng
Cơ quan điều tra xác định trường Đại học Đông Đô đã cấp bằng cử nhân ngôn ngữ tiếng Anh cho 626 trường hợp, nhưng chỉ có 216 trường hợp có thông tin để xác minh.
Trong số 216 trường hợp nêu trên có 193 người được cấp bằng không qua tuyển sinh, đào tạo hoặc không đủ điều kiện để cấp bằng (số bằng này được cấp trong giai đoạn từ tháng 5/2018 đến tháng 3/2019).
Đối với 193 người được Đại học Đông Đô cấp bằng giả, có 60 người đã sử dụng bằng. Đáng chú ý có 55 trường hợp sử dụng bằng giả này để xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ, 1 trường hợp làm điều kiện bảo vệ thạc sĩ, 1 trường hợp thi nâng ngạch thanh tra viên, 1 trường hợp thi tuyển công chức, 2 trường hợp kê khai vào hồ sơ cán bộ...
Cơ quan An ninh điều tra đã có văn bản kiến nghị các cơ quan chủ quản xử lý cán bộ vi phạm theo quy định đối với 58 trường hợp sử dụng bằng giả của Đại học Đông Đô.
Đối với các trường hợp chưa sử dụng bằng, Cơ quan điều tra đã có văn bản đề nghị Bộ GD-ĐT có quyết định hủy bỏ, thu hồi các bằng cử nhân ngành ngôn ngữ tiếng Anh hệ văn bằng 2 chính quy đã cấp cho các cá nhân không đúng quy định và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về việc bằng cử nhân ngành ngôn ngữ tiếng Anh do Đại học Đông Đô cấp không có giá trị.
Đóng cửa Trường ĐH Đông Đô được chưa, thưa Bộ GD&ĐT?
Theo Báo Người Lao động, trước tiêu cực quá tồi tệ của Trường ĐH Đông Đô, chắc chắn Bộ GD&ĐT không thể vô can.
Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an xác định đến thời điểm này, Trường ĐH Đông Đô đã cấp bằng cử nhân ngôn ngữ Tiếng Anh văn bằng 2 cho 626 trường hợp, nhưng chỉ xác định và làm việc được với 217 trường hợp (1 người đã chết).
Trong số trên, 193 người được cấp bằng không qua tuyển sinh, không đào tạo hoặc không đủ điều kiện cấp bằng. Chỉ có 23 người tham gia học tập nhưng bằng vô giá trị vì Trường ĐH Đông Đô không được phép đào tạo văn bằng 2.
Hiện 409 cá nhân đã có văn bằng cử nhân Tiếng Anh do Trường ĐH Đông Đô cấp không có giá trị, nhưng chưa xác định được danh tính. Đáng chú ý có 55 trường hợp sử dụng bằng không có giá trị này để xét tuyển nghiên cứu sinh, làm luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, thi nâng ngạch công chức!
Hành vi phạm tội của lãnh đạo ĐH Đông Đô là rất nghiêm trọng, làm mất uy tín giáo dục ĐH vốn đang gặp nhiều điều tiếng, đặc biệt để lại hậu quả rất lớn cho xã hội.
Ông Trần Khắc Hùng, nguyên chủ tịch HĐQT kiêm Viện trưởng Viện Đào tạo liên tục của trường, đang bị cơ quan công an truy nã. Ảnh: Trường ĐH Đông Đô
Dư luận rất bức xúc, đề nghị cơ quan điều tra công bố danh sách tất cả những người dùng bằng giả của Trường ĐH Đông Đô. Kể cả những người lấy văn bằng 2 cử nhân Tiếng Anh dỏm để làm luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ thì càng phải công khai, chứ không chỉ kiến nghị cho cơ quan chủ quản các cá nhân đó xử lý như đề nghị của cơ quan điều tra.
Về trách nhiệm của Bộ GD&ĐT, rõ ràng nếu không có sự tiếp tay, buông lỏng quản lý của Vụ Kế hoạch - tài chính và Vụ Giáo dục đại học thì hành vi phạm tội của lãnh đạo Trường ĐH Đông Đô không thể thực hiện được. Cơ quan an ninh điều tra sẽ xác định các cá nhân liên quan để xử lý. Nhưng còn trách nhiệm của lãnh đạo Bộ GD&ĐT thì sao?
Không thể vô can khi lãnh đạo để các Vụ liên quan cho phép Trường ĐH Đông Đô tuyển sinh "lậu", không khác gì mua bán văn bằng giả.
Một vấn đề khác đặt ra nhân vụ mua bán bằng cử nhân Tiếng Anh dỏm này là chuẩn đầu vào tiếng Anh để làm luận án tiến sĩ cần được xác định thực chất. Thực tế rất nhiều vị tiến sĩ hiện nay rất sợ những buổi hội thảo có yếu tố nước ngoài vì không nghe, nói được tiếng Anh.
Hiện nay, chuẩn tiếng Anh để một nghiên cứu sinh được làm luận án tiến sĩ là phải có chứng chỉ B2 hoặc bằng cử nhân tiếng Anh nhưng thực tế các nghiên cứu sinh vẫn tìm cách "lách" qua được.
Nên chăng, ngoài các văn bằng theo quy định, các nghiên cứu sinh cần được kiểm tra thực tế chất lượng ngoại ngữ. Điều này cũng không khó và nếu tổ chức tốt, hạn chế được những tiêu cực như đã xảy ra.
Với Trường ĐH Đông Đô, đến nay có 3 người trong ban giám hiệu, trong đó có nguyên hiệu trưởng Dương Văn Hòa và hai hiệu phó đã bị bắt giam, khởi tố về hành vi hết sức đang xấu hổ là mua bán văn bằng giả.
Trong đó, ông Trần Khắc Hùng, nguyên chủ tịch HĐQT kiêm Viện trưởng Viện Đào tạo liên tục của trường, bỏ trốn, đang bị cơ quan công an truy nã.
Một trường ĐH mà tổ chức mua bán bằng giả, bằng dỏm, có nên tồn tại để tiếp tục đào tạo ĐH? Và liệu nếu cho tồn tại, có ai muốn học ở trường này, khi mà yếu tố quan trọng nhất của đào tạo ĐH là tính trung thực đã bị đánh cắp vì đồng tiền?
Bộ GD&ĐT mong muốn xây dựng một nền giáo dục ĐH trung thực và chất lượng, vậy có nên cho tồn tại một trường gian dối trong đào tạo như Trường ĐH Đông Đô?
Tại hội nghị trực tuyến về công tác tuyển sinh năm 2019 và thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH được tổ chức vào ngày 17-7-2019, Bộ trưởng GD&ĐT đã phát biểu: "Các trường ĐH phải minh bạch điều kiện đảm bảo chất lượng, để những trường nào chất lượng sau một thời gian không cải thiện được thì phải đóng cửa...".
Liên quan đến việc gian lận trong đào tạo, cấp phép văn bằng 2 ngôn ngữ Anh tại Đại học Đông Đô, theo kết luận điều tra của Cơ quan An Ninh điều tra, Bộ Công An, xác định trường Đại học Đông Đô đã cấp bằng cử nhân ngôn ngữ tiếng Anh cho 626 trường hợp, nhưng chỉ có 216 trường hợp có thông tin để xác minh. Kết quả xác minh, trong số 216 trường hợp nêu trên có tới 193 người được cấp bằng không qua tuyển sinh, đào tạo hoặc không đủ điều kiện để cấp bằng (số bằng này được cấp trong giai đoạn từ tháng 5/2018 đến tháng 3/2019). Đối với 193 trường hợp được Đại học Đông Đô cấp bằng giả, có 60 trường hợp sử dụng bằng giả này. Trong đó có 55 người sử dụng để nộp hồ sơ xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ; 1 trường hợp thi nâng ngạch thanh tra viên; 1 trường hợp thi công chức; 2 trường hợp khai vào hồ sơ cán bộ; 1 trường hợp nộp hồ sơ xét tuyển thạc sĩ. |
Cán bộ dùng bằng giả của ĐH Đông Đô bảo vệ tiến sĩ bị án tù? Nguồn: VTC14
Hải Yến