Xử lý các vụ buôn lậu, gian lận thương mại tăng 10% trong quý I/2019
08:50 | 26/04/2019
Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
(DNVN) - Theo thông tin từ Ban chỉ đạo quốc gia 389, trong quý I các lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 33.549 vụ việc vi phạm (tăng 10% so với cùng kỳ năm 2018), thu nộp NSNN hơn 2.470 tỷ đồng (tăng 16%), khởi tố 820 vụ (tăng 67%) với 982 đối tượng (tăng gần 70%).
Lý giải tình trạng này, ông Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) đã cho biết: Quý I/2019, trùng với thời điểm Tết Nguyên đán, tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có diễn biến phức tạp do nhu cầu hàng hóa ngoại nhập phục vụ tăng cao. Trong nội địa, tình trạng bày bán hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm,... kém chất lượng vẫn diễn ra cả ở thành thị và nông thôn.
Theo Ban chỉ đạo quốc gia 389, tại các tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ các đối tượng lợi dụng sơ hở trong công tác tuần tra, kiểm soát biên giới của các lực lượng chức năng để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Các mặt hàng nhập lậu chủ yếu là hàng tiêu dùng (vải, quần áo, giày dép), bánh kẹo, thuốc lá, thuốc bắc, pháo nổ, các sản phẩm từ động vật... từ Trung Quốc vào Việt Nam, thông qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia và nhiều đường mòn, lối mở qua biên giới. Đặc biệt tình hình hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới cũng diễn ra phức tạp, các đối tượng chuyển hướng hoạt động từ các từ khu vực biên giới tỉnh Sơn La sang địa bàn các tỉnh biên giới miền Trung với quy mô lớn, chuyên nghiệp và manh động hơn.
Còn trên tuyến hàng không, bưu điện quốc tế, do lượng hành khách và phương tiện xuất nhập cảnh tăng đột biến do người dân về ăn Tết hoặc đi du lịch, cùng với đó là lượng hàng hóa, hành lý và ngoại tệ được vận chuyển qua biên giới tăng cao, các vụ vi phạm bị phát hiện tăng, tập trung chủ yếu vào các loại hàng cấm, hàng hóa gọn nhẹ, có giá trị kinh tế cao và dễ cất giấu như: ngoại tệ, mỹ phẩm, tân dược, thực phẩm chức năng, thời trang cao cấp, điện thoại, rượu ngoại, thuốc lá điếu ngoại, xì gà,...Thủ đoạn phổ biến vẫn là cất giấu hàng hóa trong hành lý mang theo khi nhập cảnh.
Trên tuyến biển, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép các mặt hàng như xăng, dầu, than, pháo nổ, thuốc lá điếu vẫn xảy ra phức tạp, trọng điểm tại vùng biển Đông Bắc, biển Miền Trung và vùng biển phía Nam.
Trong khi đó, tình hình vận chuyển trái phép hàng hóa như cá thể tê tê, vảy tê tê, ngà voi,....có chiều hướng gia tăng, các lô hàng nhập khẩu khai là mặt hàng gỗ, tuy nhiên trong các lô hàng lại cất giấu các sản phẩm từ động vật hoang dã nguy cấp (liên tiếp trong quý I/2019, lực lượng Hải quan đã phát hiện và thu giữ gần 3.000kg vảy tê tê, hơn 600kg ngà voi tại cảng Hải phòng; mới đây, ngày 26/3/2019, lực lượng Hải quan chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện hơn 9 tấn ngà voi giấu trong container gỗ nhập khẩu tại cảng Đà Nẵng).
Tình trạng buôn bán, tiêu thụ, vận chuyển trái phép các loại hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ, vi phạm về niêm yết giá bán hàng, kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn còn xảy ra trong dịp lễ, Tết tại nhiều địa phương, chủ yếu là đối với nhóm các mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao, như: rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá điếu, sản phẩm công nghệ, quần áo, giầy, dép, mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng,...
Đáng chú ý, tình trạng tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trái phép các loại thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh kém chất lượng vẫn bày bán công khai trên mạng, không có sự kiểm soát gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Ngày 12/1, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện thu giữ lô hàng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, gồm 2.660 lô kem dưỡng da, 4.499 lọ dầu xoa bóp, 5.590 viên An cung ngưu hoàng hoàn, 31.990 viên Ngưu hoàng thanh tâm hoàn nhãn hiệu nước ngoài.
Từ thực trạng trên, theo Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo 389, trong thời gian tới, căn cứ chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các quy định của pháp luật, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia xây dựng một số kế hoạch chuyên đề, trọng điểm và quy định như: Kế hoạch tăng cường công tác phòng, chống việc lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ; Kế hoạch chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới khu vực biên giới Việt Nam- Campuchia; ...
Ban Chỉ đạo 389 cũng sẽ tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, đôn đốc thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Quá trình kiểm tra sẽ xác định trách nhiệm, kiến nghị xử lý các đơn vị, cá nhân quản lý địa bàn, lĩnh vực để xảy ra vụ việc vi phạm, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý, các bộ, ngành xây dựng, sửa đổi, bổ sung và đề xuất kiến nghị các văn bản qui phạm pháp luật không còn phù hợp liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đặc biệt là sửa đổi, bổ sung các quy định còn sơ hở thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành để hỗ trợ lực lượng chức năng nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thời gian tới.
Ở các địa phương, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, căn cứ chức năng nhiệm vụ và tình hình thực tế, triển khai thực hiện Kế hoạch công tác năm 2019 với các giải pháp phù hợp với địa bàn, lĩnh vực quản lý. Trong đó giao chỉ tiêu cụ thể cho các lực lượng chức năng, tập trung công tác triệt xóa tuyến, địa bàn, tụ điểm, các đường dây, ổ nhóm.
Lý giải tình trạng này, ông Đàm
Thanh Thế, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu,
gian lận thương mại, hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) đã cho biết: Quý I/2019, trùng
với thời điểm Tết Nguyên đán, tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại,
hàng giả và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có diễn biến phức tạp
do nhu cầu hàng hóa ngoại nhập phục vụ tăng cao. Trong nội địa, tình trạng bày
bán hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm,...kém chất lượng vẫn diễn
ra cả ở thành thị và nông thôn.
Do đó, theo thống kê sơ bộ quý I,
các lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 33.549 vụ việc vi
phạm (tăng 10 % so với cùng kỳ năm 2018), thu nộp NSNN đạt 2.470 tỷ 62 triệu đồng
(tăng 16% so với cùng kỳ), khởi tố 820 vụ
(tăng 67% so với cùng kỳ), 982 đối tượng (tăng gần 70% so với cùng kỳ).
Theo Ban chỉ đạo quốc gia 389, tại
các tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ các đối tượng lợi dụng sơ hở trong công
tác tuần tra, kiểm soát biên giới của các lực lượng chức năng để buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Các mặt hàng nhập lậu chủ yếu là hàng
tiêu dùng (vải, quần áo, giày dép), bánh kẹo, thuốc lá, thuốc bắc, pháo nổ,
các sản phẩm từ động vật... từ Trung Quốc vào Việt Nam, thông qua cửa khẩu quốc
tế, cửa khẩu quốc gia và nhiều đường mòn, lối mở qua biên giới. Đặc biệt tình
hình hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới cũng diễn ra
phức tạp, các đối tượng chuyển hướng hoạt động từ các từ khu vực biên giới tỉnh
Sơn La sang địa bàn các tỉnh biên giới miền Trung với quy mô lớn, chuyên nghiệp
và manh động hơn.
Còn trên tuyến hàng không, bưu điện
quốc tế, do lượng hành khách và phương tiện xuất nhập cảnh tăng đột biến do người
dân về ăn Tết hoặc đi du lịch, cùng với đó là lượng hàng hóa, hành lý và ngoại
tệ được vận chuyển qua biên giới tăng cao, các vụ vi phạm bị phát hiện tăng, tập
trung chủ yếu vào các loại hàng cấm, hàng hóa gọn nhẹ, có giá trị kinh tế cao
và dễ cất giấu như: ngoại tệ, mỹ phẩm, tân dược, thực phẩm chức năng, thời
trang cao cấp, điện thoại, rượu ngoại, thuốc lá điếu ngoại, xì gà,...Thủ đoạn
phổ biến vẫn là cất giấu hàng hóa trong hành lý mang theo khi nhập cảnh.
Trên tuyến biển, hoạt động buôn lậu,
vận chuyển trái phép các mặt hàng như: xăng, dầu, than, pháo nổ, thuốc lá điếu
vẫn xảy ra phức tạp, trọng điểm tại vùng biển Đông Bắc, biển Miền Trung và vùng
biển phía Nam.
Trong khi đó, tình hình vận chuyển
trái phép hàng hóa như cá thể tê tê, vảy tê tê, ngà voi,....có chiều hướng gia
tăng, các lô hàng nhập khẩu khai là mặt hàng gỗ, tuy nhiên trong các lô hàng lại
cất giấu các sản phẩm từ động vật hoang
dã nguy cấp (liên tiếp trong quý I/2019, lực lượng Hải quan đã phát hiện và thu
giữ gần 3.000kg vảy tê tê, hơn 600kg ngà voi tại cảng Hải phòng; mới đây, ngày
26/3/2019, lực lượng Hải quan chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng phát
hiện hơn 9 tấn ngà voi giấu trong container gỗ nhập khẩu tại cảng Đà Nẵng).
Tình trạng buôn bán, tiêu thụ, vận
chuyển trái phép các loại hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu
trí tuệ, vi phạm về niêm yết giá bán hàng, kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng,
không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn còn xảy ra trong dịp lễ, Tết tại nhiều địa
phương, chủ yếu là đối với nhóm các mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao, như: rượu,
bia, nước giải khát, thuốc lá điếu, sản phẩm công nghệ, quần áo, giầy, dép, mỹ
phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng,...
Đáng chú ý, tình trạng tổ chức,
cá nhân sản xuất, kinh doanh trái phép các loại thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc chữa
bệnh kém chất lượng vẫn bày bán công khai trên mạng, không có sự kiểm soát gây ảnh
hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Ngày 12/1, lực lượng Quản lý thị trường Hà
Nội phát hiện thu giữ lô hàng không xuất
trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, gồm 2.660 lô kem dưỡng da,
4.499 lọ dầu xoa bóp, 5.590 viên An cung ngưu hoàng hoàn, 31.990 viên Ngưu
hoàng thanh tâm hoàn nhãn hiệu nước ngoài.
Từ thực trạng trên, theo Chánh
văn phòng Ban Chỉ đạo 389, trong thời gian tới, căn cứ chỉ đạo của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ và các quy định của pháp luật, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia xây
dựng một số kế hoạch chuyên đề, trọng điểm và quy định như: Kế hoạch tăng cường
công tác phòng, chống việc lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để thực hiện
hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ; Kế hoạch chống
buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới khu vực biên giới Việt
Nam- Campuchia; ...
Ban Chỉ đạo 389 cũng sẽ tăng cường
công tác kiểm tra, thanh tra, đôn đốc thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả. Quá trình kiểm
tra sẽ xác định trách nhiệm, kiến nghị xử lý các đơn vị, cá nhân quản lý địa
bàn, lĩnh vực để xảy ra vụ việc vi phạm, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại
và hàng giả.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, lĩnh
vực quản lý, các bộ, ngành xây dựng, sửa đổi, bổ sung và đề xuất kiến nghị các
văn bản qui phạm pháp luật không còn phù
hợp liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đặc
biệt là sửa đổi, bổ sung các quy định còn sơ hở thuộc lĩnh vực quản lý chuyên
ngành để hỗ trợ lực lượng chức năng nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả thời gian tới.
Ở
các địa phương, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc
chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, căn cứ
chức năng nhiệm vụ và tình hình thực tế, triển khai thực hiện Kế hoạch công tác
năm 2019 với các giải pháp phù hợp với địa bàn, lĩnh vực quản lý. Trong đó giao
chỉ tiêu cụ thể cho các lực lượng chức năng, tập trung công tác triệt xóa tuyến,
địa bàn, tụ điểm, các đường dây, ổ nhóm