10 công thức 'tiền đẻ ra tiền' của người giàu chúng ta cần học hỏi
Cách để 'tiền đẻ ra tiền' của những người giàu không phải ai cũng có thể biết được bởi họ luôn biết cách dùng tiền của mình vào đúng nơi, đúng chỗ.
10 công thức 'tiền đẻ ra tiền' của người giàu chúng ta cần học hỏi
1. Tiết kiệm tiền không bằng kiếm ra tiền
Những người giàu thường quan niệm rằng tiết kiệm tiền là điều rất cần thiết nhưng nếu quá tiết kiệm sẽ là điều rất có hại. Kiếm tiền đưa đồng tiền vào lưu thông còn tiêu tiền cũng có phần kích thích nên sản xuất cho xã hội. Những người giàu họ sẽ biết cách kiếm ra tiền nhưng cũng rất biết cách tiêu tiền bởi họ nghĩ nếu keo kiệt bủn xỉn thì khó có thể mới làm nên được việc lớn và thành công được.
2. Không để tiền 'ngủ đông' ở ngân hàng
Giới nhà giàu có một bí quyết rất độc đáo đó chính là làm cách nào tiền đẻ ra tiền chứ không phỉa tiết kiệm để đẻ ra tiền vì thế có tiền họ cũng không gửi ở ngân hàng bởi theo họ số tiền lãi ở ngân hàng khong bằng giá trị vật giá luôn tăng lên. Do đó, họ sẽ dùng tiền vào đầu tư vào công việc làm ăn để có lãi nhiều hơn.
Không nên để tiền ngủ đông trong ngân hàng
3. Không ăn 'thóc giống'
Người giàu họ có quan niệm rằng, có thể cho nhau vay thóc nhưng không thể đem thóc giống ra mà ăn. Để có thể giàu lên thì phải làm cho tiền đẻ ra tiền, và trong trường hợp này thì từ thóc giống phải có thêm vài thế hệ thóc khác được sinh ra. Những người kinh doanh thường rất trân quý những đồng tiền kiếm được và tránh dùng những đồng tiền vào các việc vô nghĩa.
4. Trí tuệ là vàng
Trên thương trường, muốn tiền có thể sinh sôi thì đòi hỏi bạn phải có đầu óc kinh doanh tinh khôn chứ không phải liều lĩnh thiếu suy nghĩ. Những thương nhân thường có quan niệm rằng khi kiếm tiền phải có trí tuệ và đầu óc tính toán tốt. Có thể nói ngắn gọn rằng trí tuệ kiếm được tiền mới là những trí tuệ thực sự.
5. Gặp khó khăn đến mấy thì cũng cần phải kiên trì ít nhất 3 tháng
Bất kể buôn bán gì, kinh doanh gì đi chăng nữa thì trong thời gian 3 tháng đầu cũng phải gắng gượng dù có thua lỗ đến đâu. Những người kinh doanh thường không thể sốt ruột muốn ăn lớn ngay được mà cần phải đi chậm nhưng vững chắc. Muốn kinh doanh làm giàu thì dứt khoát phải có tinh thần kiên trì dù người khác có dừng lại thì mình cũng phải tiến, người khác thất vọng chán nản thì mình vẫn phải lạc quan chiến đấu thì mới có thể kiếm được nhiều tiền hơn người khác.
6. Công thức 1 + 1 >2
Những người nhà giàu thường có phép tính lạ rằng 1+1 không phải bằng 2 mà phải lớn hơn 2. Họ vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm cũng như sự thông minh, nhạy bén vào công việc kinh doanh nên thường đạt được kết quả rất tốt. Ví dụ như, bạn là người bán đồng miếng với gái 35 xu/kg nhưng nếu biết chế tạo những miếng đồng đó thành những vật phẩm trang trí thì giá trị của nó sẽ tăng gấp 10 hoặc 20 lần. Đó là cách mà người giàu họ nghĩ ra để tăng số tiền lên trong túi của mình.
7. Trân quý thời gian
Đối với những người giàu, thời gian là điều đáng quý nhất bởi nếu để thời gian trôi qua vô nghĩa thì mặc nhiên mỗi người tự bỏ qua cơ hội làm giàu của bản thân đi. Mỗi giây, mỗi phút đối với họ đều đáng giá bằng cả một gia tài.
Hãy trân trọng thời gian mà bạn có
8. Củng cố các mối quan hệ để 'Tiền đẻ ra tiền'
Chìa khóa thành công trong kinh doanh chính là các mối quan hệ, người nào càng nhiều mối quan hệ thì việc kiếm tiền của họ càng dễ. Tuy nhiên hãy chú trọng vào việc kết giao với những người ưu tú thay vì kết giao với những người không có chí hướng làm ăn.
9. Biết tiêu tiền mới biết kiếm tiền
Giới nhà giàu thường không tiếc tiền cho việc chi tiêu vào những việc ăn uống để đảm bảo sức khở, sửa chữa nhà cửa và mua sách cho con cái. Người giàu họ quan niệm rằng, đánh bạc không giúp họ giàu lên thay vào đó chỉ khiến họ lụi bại dần và những người đánh bạc sẽ không thể kinh doanh buôn bán. Kinh doanh là sự tích lũy lâu dài chứ không phải một tháng hai tháng mới có thể giàu có. Họ quan niệm rằng việc tiêu tiền thì nhất định phải tieu nhưng không được hiểu sai việc tiêu tiền vào những việc vô bổ, hoang phí.
10. Sống cần kiệm
Để giàu có hãy sống và làm việc với sự cần mẫn, tiết kiệm đúng mực và đầu tư chuẩn xác cho việc kinh doanh.