10 năm triển khai Chiến lược phát triển chăn nuôi Việt Nam, lấy xuất khẩu làm động lực
Nhìn nhận 10 năm triển khai Chiến lược phát triển chăn nuôi ở Việt Nam khi mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định 1520/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030.
Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 1520/QĐ-Ttg phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045. Quyết định này đã đề ra mục tiêu chiến lược của ngành chăn nuôi trong giai đoạn tới là công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững và nâng cao sức cạnh tranh của ngành - tới năm 2030 sản xuất chăn nuôi quốc dân đạt nhóm tiên tiến trong khu vực.
Ngoài ra, vấn đề an toàn thực phẩm, sinh học, dịch bệnh, môi trường, nhân đạo cũng được nhấn mạnh trong chiến lược phát triển ngành này.
Cụ thể, ngành chăn nuôi được đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất trung bình 4-5% trong 5 năm tới, 3-4% vào giai đoạn 2026-2030. Sản lượng thịt xẻ các loại đến năm 2025 đạt từ 5,0-5,5 triệu tấn, trong đó: thịt lợn từ 63-65%, thịt gia cầm từ 26-28%, thịt gia súc ăn cỏ từ 8-10%; đến năm 2030 đạt từ 6,0-6,5 triệu tấn, trong đó: thịt lợn từ 59-61%, thịt gia cầm từ 29-31%, thịt gia súc ăn cỏ từ 10-11%.
Trong đó, xuất khẩu từ 15-20% sản lượng thịt lợn, từ 20-25% thịt và trứng gia cầm. Sản lượng trứng, sữa đến năm 2025 đạt từ 18-19 tỷ quả trứng và từ 1,7-1,8 triệu tấn sữa; đến năm 2030 đạt khoảng 23 tỷ quả trứng và 2,6 triệu tấn sữa.
Chiến lược phát triển chăn nuôi ở Việt Nam: Tầm nhìn 2045
Về tầm nhìn, đến năm 2045, chăn nuôi Việt Nam được kỳ vọng trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và dược công nghiệp hóa ở hầu hết các khâu: sản xuất, chế biến, bảo quản, kết nối thị trường - đưa trình độ và năng lực sản xuất chăn nuôi của Việt Nam lên nằm trong top những quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.
Để đánh giá đúng vị trí và khả năng của ngành chăn nuôi ở thời điểm hiện tại, khi mới bắt đầu thực hiện chiến lược này, cần nhìn nhận đúng về hiện trạng ngành chăn nuôi tại Việt Nam thông qua những thành tựu đã đạt được và những tồn tại cần khắc phục trong việc thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn vừa qua.
Tình hình phát triển chăn nuôi ở Việt Nam 10 năm vừa qua
Sau hơn 10 năm triển khai chiến lược phát triển chăn nuôi 2020, ngành chăn nuôi đã đạt được nhiều thành tựu: phát triển với tốc độ tăng trưởng ổn định, trở thành ngành kinh tế sản xuất chính của nông nghiệp Việt Nam. Chăn nuôi Việt Nam luôn phát triển với tốc độ cao, tỉ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp có xu hướng tăng nhanh, góp phần quan trọng duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và gia tăng xuất khẩu.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cũng nhìn nhận ngành chăn nuôi cần phải giải quyết khâu chế biến và tổ chức thương mại nếu muốn hoàn thành tốt chiến lược phát triển chăn nuôi tầm nhìn 2045 ở trên.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng nhận định, trong 3 khâu quan trọng nhất của tổ chức sản xuất, lĩnh vực chăn nuôi mới làm tốt khâu thúc đấy sản xuất và năng lực sản xuất. Năm 2020, dự kiến xuất khẩu ngành chăn nuôi đạt giá trị khoảng 300 triệu USD, mở cửa kết nối với các thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc. Đây là thực tiễn, cũng là tiền đề rất tố để thực hiện chiến lược phát triển.
Về cơ cấu sản xuất, ngành chăn nuôi đã cơ cấu lại vật nuôi, vùng chăn nuôi và phương thức chăn nuôi. Về vật nuôi, duy trì quy mô đàn lợn, phát triển đàn gia súc ăn cỏ và gia cầm. Về vùng chăn nuôi, điều chỉnh tăng/giảm mật độ chăn nuôi ở một số vùng kinh tế. Chuỗi liên kết trở thành phương thức chăn nuôi chủ yếu, góp phần phát huy vai trò của doanh nghiệp. Nhiều chính sách đã được ban hành nhằm để dành quỹ đất phục vụ chăn nuôi, đảm bảo giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trong tương lai dự kiến chuyển dịch từ 0,5 tới 1 triệu ha đất thâm canh sang trồng cỏ và thức ăn chăn nuôi.
Tình hình phát triển chăn nuôi ở Việt Nam 10 năm vừa qua
Về quản lí ngành, việc quản lí sẽ được thực hiện theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa để doanh nghiệp, người dân có đủ điều kiện đầu tư vào phát triển chăn nuôi, giết mổ, chế biến.
Cùng với đó là xã hội hóa các dịch vụ công, những dịch vụ mà tư nhân đáp ứng đủ điều kiện thì được tham gia nhằm công khai minh bạch, qua đó, doanh nghiệp và người dân cũng chọn lựa được dịch vụ tốt nhất.
Thùy Dương