3 xu hướng kiểm soát hành vi tiêu dùng tại châu Á năm 2021

14:29 | 06/05/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Phục hồi kinh tế từ đại dịch, tăng cường sử dụng công nghệ, nhu cầu sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe là 3 xu hướng kiểm soát hành vi tiêu dùng tại châu Á trong năm 2021.

Nghiên cứu mới của công ty tư nhân L Catterton cho thấy niềm tin của người tiêu dùng đã tăng lên từ đầu năm nay. Người tiêu dùng châu Á lạc quan nhất về triển vọng kinh tế, mặc dù vậy nghiên cứu này được thực hiện trước khi xảy ra làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới tại Ấn Độ.

 “Niềm tin của người tiêu dùng hiện nay đã tốt hơn hồi tháng 1. Mặc dù đại dịch vẫn chưa kết thúc”, Chinta Bhagat, giám đốc khu vực châu Á của công ty cho biết.

Trong báo cáo về xu hướng tiêu dùng mới nhất, L Catterton đã tiến hành khảo sát hơn 15.000 người ở 16 nước trên toàn thế giới. Kết quả cho thấy người tiêu dùng tại khu vực châu Á là lạc quan nhất về triển vọng phục hồi kinh tế. Cuộc nghiên cứu được tiến hành hồi tháng 1/2021, trước khi xảy ra làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới nhất tại một số nước khu vực Đông Nam Á. Hơn 1/10 (11%) người được hỏi tại châu Á đã nói cuộc sống đã gần như trở lại bình thường, con số này chỉ là 3% ở các nước khác. Số liệu cao nhất là tại Trung Quốc 20%. Trong khi đó, 43% tại châu Á  cho biết họ nghĩ rằng giai đoạn xấu nhất của đại dịch đã qua đi, cao hơn nhiều so với 23% số người được hỏi tại các nước khác.

3 xu hướng kiểm soát hành vi tiêu dùng tại châu Á năm 2021 - ảnh 1

Nhu cầu mua các loại vitamin và thực phẩm chức năng ngày càng tăng cao

Bhagat nhận định sự phục hồi kinh tế sẽ là yếu tố chính tác động tới hành vi của người tiêu dùng trong năm tới. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra hai xu hướng khác có liên quan nhiều khả năng cũng tiếp tục ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Thứ nhất, đó là số hóa và chuyển sang mua sắm trực tuyến nhiều hơn.

Bhagat nói: “Tôi cho rằng đây là một sự chuyển đổi chứ không còn là bước quá độ nữa. Một số thói quen mà chúng ta có trong khủng hoảng Covid đã trở thành thói quen thường trực. Chúng ta sẽ hoạt động trực tuyến nhiều hơn trước rất nhiều”.

Giữa bối cảnh việc thanh toán không dùng tiền mặt và quy định giãn cách xã hội ngày càng được siết chặt, công nghệ cũng đã phát triển vượt bậc cùng với việc sử dụng rộng rãi kết nối Internet 5G để tăng cường hơn nữa xu hướng tự động hóa trong lĩnh vực bán lẻ.

Khi các biện pháp phong tỏa xã hội và hạn chế đi lại được nhiều quốc gia áp dụng, số lượng các nhà bán lẻ truyền thống chuyển sang mô hình kinh doanh trực tuyến và truyền phát trực tiếp (live-streaming) tăng vọt.

Trong khi đó, sức khỏe cũng là một vấn đề lớn, nhu cầu mua các loại vitamin và thực phẩm chức năng ngày càng tăng cao chính là một minh chứng rõ ràng. Bhagat cho biết: “Khắp châu Á, tại thành phố nào cũng vậy, vitamin và thực phẩm chức năng là thứ mà người tiêu dùng đang mua ngày càng nhiều và còn tiếp tục xu hướng ấy”.

Doanh số bán lẻ tại khu vực châu Á trong năm 2021 có thể phục hồi về mức của năm 2019 với mức tăng trưởng ước đạt 6%, sau khi chứng kiến đà giảm 1,5% trong năm 2020.

Thu Thắm

Xem thêm: 4 phương thức dự đoán nhu cầu của người tiêu dùng trong nền kinh tế đầy biến động

ĐỌC NHIỀU