7 'nguyên tắc vàng' tạo nên sự thành công của nhà sáng lập Uniqlo

17:33 | 04/06/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Tadashi Yanai là một trong những doanh nhân thành công nhất trên thế giới khi biến cửa hàng khiêm tốn của cha mình trở thành thương hiệu thời trang đứng thứ 3 toàn cầu.

Ông Tadashi Yanai chính là nhà sáng lập Uniqlo - thương hiệu thời trang bán lẻ tiêu biểu hàng đầu của Nhật Bản. Để có được sự thành công như ngày hôm nay thì ông Tadashi Yanai cũng đã phải có những quy tắc riêng dành cho bản thân mình.

7 'nguyên tắc vàng' tạo nên sự thành công của nhà sáng lập Uniqlo - ảnh 1

Chân dung ông Tadashi Yanai chính là nhà sáng lập Uniqlo - thương hiệu thời trang bán lẻ tiêu biểu hàng đầu của Nhật Bản

Khách hàng chính là 'hạt nhân' của kinh doanh 

Trong các quy tắc của ông thì quy tắc "Đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo khách hàng mới" luôn được đặt lên hàng đầu. Mục tiêu này đã luôn ăn sâu vào cách quản lý của ông ngay từ những ngày chỉ điều hàng một cửa hàng duy nhất. Ông Tadashi Yanai lý giải rằng kinh doanh chỉ sống sót kho doanh nghiệp có khách hàng. Vì vậy, khách hàng chính là hạt nhân trong mô hình kinh doanh và đây cũng chính là nguyên tắc căn bản của Uniqlo. 


Những người làm kinh doanh phải biết đánh vào nhu cầu của khách hàng. Chính vì thế mà Uniqlo không hề tồn tại khái niệm lưu kho 6 - 9 tháng giống như những nhà sản xuất khác. Hàng hóa lưu trữ sẽ được tính theo tuần hoặc theo ngày. Bởi chính lượng khách hàng của Uniqlo sẽ tác động trực tiếp đến quy trình sản xuất và những gì mà thương hiệu này làm ra đều hoàn toàn dựa vào nhu cầu của người tiêu dùng.

Doanh nghiệp muốn thành công phải cống hiến cho xã hội 

Đối với ông Tadashi Yanai thì giá trị của một doanh nghiệp sẽ gắn liền với điều mà doanh nghiệp ấy có thể mang lại cho xã hội. Một cơ sở kinh doanh đơn thuần chỉ theo đuổi lợi nhuận mà không có sự liên kết với coongjd dồng chắc chắn sẽ bị đào thải.

Luôn lạc quan và cần phải học hỏi từ những thất bại

Đối với Uniqlo cũng không mấy xa lạ với từ thất bại. Khi thương hiệu này mở rộng thị trường sang nước ngoài đã gặp thất bại lớn ở Anh. Khi đó, thương hiệu này dự định mở 21 cửa hàng tại thị trường này nhưng đã buộc bị đóng cửa vì mở rộng quá nhanh và quản lý yếu kém. Sau đó, Uniqlo lại tiếp tục thua ở thị trường Trung Quốc và Hoa Kỳ.

7 'nguyên tắc vàng' tạo nên sự thành công của nhà sáng lập Uniqlo - ảnh 2

Đối với ông Tadashi Yanai nếu muốn thành công thì phải biết học hỏi từ những thất bại

Tuy thất bại nhưng ông Tadashi Yanai chưa bao giờ nản lòng bởi triết lý sống của ông chính là chín thất bại một thành công - mỗi trở ngại ập đến đều là những hạt giống thành công cho sau này.

Tập trung vào những điều nhỏ nhặt nhất

Là một doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực thời trang, ông Tadashi Yanai rất kỹ tính. Ông luôn tập trung hoàn thiện ngay cả những điều nhỏ nhặt nhất. Ông từng nói "Sai một ly, đi một dặm, lỗ hổng 1mm cũng có thể thay đổi theo thời gian. Bí quyết thành công chính là ở việc thực hiện và duy trì những điều nhỏ nhặt nhất từ ngày này qua ngày khác".

Biết tự phê bình

Điều này đối với ông Tadashi Yanai mà nói là rất quan trọng bởi theo ông một doanh nhân cần phải biết tự nhận xét, suy nghĩ và hành động lẫn chiến lược của bản thân để luôn có thể tự cải thiện bản thân mình. Điểm này chính là nằm ở chỗ ông thường tự đặt mình trên lập trường của một khách hàng khó tính.

Có tầm nhìn hướng ra xa

Từ khi bắt đầu kinh doanh, ông Tadashi Yanai đã nhắm đến việc doanh nghiệp của mình sẽ trở thành một doanh nghiệp toàn cầu. Trong quá trình hướng đến mục tiêu, Uniqlo đã quy định tất cả hoạt động đều phải được tiến hành bằng tiếng Anh. Đây được coi là một quyết định mạo hiểm nhưng doanh nghiệp này đã làm được. So với 11 năm trước thì doanh nghiệp này chỉ có gần 100 cửa hàng tại Nhật Bản thì đến nay con số đã lên hơn 2.000 trên toàn thế giới.

7 'nguyên tắc vàng' tạo nên sự thành công của nhà sáng lập Uniqlo - ảnh 3

Ông luôn quan niệm rằng trong kinh doanh cần phải có tầm nhìn xa và rộng

Đột phá giới hạn của bản thân

Chủ đề chính trong bí quyết của Tadashi Yanai chính là thích nghi và thay đổi. Bởi ông nhận thấy được rằng thế giới đang thay đổi với tốc độ chóng mặt và doanh nghiệp nào cũng cần có một cuộc cách mạng công nghiệp hoàn toàn mới. Ngành công nghiệp may mặc vốn gắn liền với nhân loại nếu một khi lỗi thời thì việc cải tổ là điều rất cấp bách. Thế nên ông đã thường căn dặn nhân viên của mình rằng phải biết vượt qua những hình mẫu của hiện tại.

Xem thêm: Dằn túi 6 bài học về 'Binh pháp Tôn Tử' để có thể thành công trong kinh doanh

Tâm Phạm