'Ấn Độ là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Nam Á'

Trang Mai 07:34 | 23/03/2024 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Đây là thông tin được TS Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đưa ra tại sự kiện "Giao lưu, thúc đẩy quan hệ dịch vụ ngân hàng và kinh doanh giữa Việt Nam và Ấn Độ" tổ chức mới đây (21/3) tại Hà Nội.

Phát biểu khai mạc sự kiện, TS Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) khẳng định, quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Ấn Độ hơn 50 năm qua, đặc biệt là từ khi nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ngày càng phát triển mạnh mẽ và đi vào chiều sâu.

 TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Tài chính tiền tệ. 

"Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ không ngừng phát triển. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Ấn Độ tăng từ 2,75 tỷ USD năm 2010, lên 14,36 tỷ USD vào năm 2023. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ tăng từ 992 triệu USD năm 2010 tăng lên 8,5 tỷ USD vào năm 2023.

Hiện nay, Ấn Độ trở thành 1 trong 8 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Nam Á và Việt Nam nằm trong top 4 quốc gia ASEAN có quan hệ thương mại với Ấn Độ. Về quan hệ đầu tư, theo Cục Đầu tư nước ngoài Việt Nam, Ấn Độ có 342 dự án với tổng vốn đầu tư trên 1 tỷ USD tại Việt Nam", TS Nguyễn Quốc Hùng thông tin. 

Đại diện VNBA khẳng định, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ, quan hệ hợp tác ngân hàng cũng song hành phát triển, góp phần hỗ trợ, thúc đẩy giao dịch thương mại, đầu tư giữa hai nước.

Theo đó, đến nay các ngân hàng thương mại của hai nước đã thiết lập hơn 256 quan hệ đại lý. Về phía Ấn Độ, hiện có một tổ chức tín dụng hiện diện tại Việt Nam. Trong thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã có một số buổi làm việc về hệ thống thanh toán nhanh trên thiết bị di động, tiềm năng hợp tác giữa Tập đoàn Thanh toán Quốc gia Ấn Độ (NCPI) và Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS)…

Cũng theo TS Hùng, Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, có độ mở lớn, ngày càng tham gia sâu hơn vào quá trình hội nhập kinh tế và chuỗi cung ứng toàn cầu. Do vậy Việt Nam khuyến khích các tập đoàn lớn trên thế giới nói chung và của Ấn Độ nói riêng đầu tư tại Việt Nam trong những lĩnh vực quan trọng, chiến lược như cơ sở hạ tầng, cảng biển, logistics, thăm dò và khai thác dầu khí, năng lượng tái tạo, đồng thời cũng mong muốn hai bên tích cực mở rộng hợp tác trên những lĩnh vực mới như chuyển đổi số, ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng, tăng trưởng xanh...

Trong giai đoạn tới, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam sẽ tập trung vào các trọng tâm, trọng điểm, như: tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế; thúc đẩy thanh toán, chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng nhằm thực hiện chủ trương xây dựng nền kinh tế số, xã hội số; chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, tập trung vào các giải pháp tăng khả năng tiếp cận tài chính …

Vì vậy, TS Nguyễn Quốc Hùng khẳng định, các tổ chức tín dụng Việt Nam mong muốn Ấn Độ sẽ chia sẻ những kinh nghiệm trong hoạt động dịch vụ ngân hàng, dịch vụ thanh toán điện tử, dịch vụ xúc tiến xuất khẩu/đầu tư, các chính sách để tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của ngân hàng, ứng dụng công nghệ tài chính, thúc đẩy thanh toán, cải tiến về mặt công nghệ để nâng cao hiệu quả của hệ thống ngân hàng.

Chia sẻ với phóng viên bên lề sự kiện, PGS TS Nguyễn Thường Lạng,Giảng viên cao cấp Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, chuyên gia kinh tế cho biết: "Tôi cho rằng dưới góc độ của quan hệ kinh tế quốc tế sự hội nhập, sự kiện hôm nay một bước tiến quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam Ấn Độ trên lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ, đặc biệt những dịch vụ bây giờ đang thu hút nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp, ngân hàng, nhà đầu tư".

PGS TS Nguyễn Thường Lạng cho rằng Việt Nam - Ấn Độ còn rất nhiều tiềm năng để hợp tác, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng. Ảnh: Mai Trang

Theo vị chuyên gia này, trong điều kiện các dịch vụ càng đa dạng, doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận càng dễ thì chi phí sẽ giảm đi lợi cho doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam nên tranh thủ hội tiếp cận với các ngân hàng của Ấn Độ, trong đó những ngân hàng 100% của Nhà nước. Nếu như tiếp cận được nguồn vốn với chi phí thấp thì chắc chắn sẽ tạo ra được những sản phẩm năng lực cạnh tranh cao. 

"Thứ nữa, việc tiếp cận với chi phí, lãi suất thấp thì chắc chắn ngân hàng Việt Nam cũng phải nhìn vào đấy để điều chỉnh chiến lược của mình, phục vụ cho doanh nghiệp tốt hơn. Nghĩa sự cạnh tranh giữa các nhà cung ứng dịch vụ ngân hàng sẽ tạo điều kiện lợi cho doanh nghiệp. Do đó, tôi nghĩ rằng chúng ta nên những khuôn khổ hợp tác rộng hơn, chẳng hạn như mở rộng quan hệ Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ trước mắt thể về lĩnh vực ngân hàng, rồi tạo điều kiện cho hai bên thâm nhập, tìm hiểu lẫn nhau, mang lại lợi ích cho cả hai bên, cùng với đó thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu của cả hai nước", PGS TS Nguyễn Thường Lạng nói.