Apple trở thành công ty Mỹ đầu tiên đạt mức vốn hóa 2 nghìn tỷ USD

05:26 | 20/08/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Theo đó, Apple đạt mức vốn hóa thị trường 2 nghìn tỷ USD, tăng gấp đôi về giá trị chỉ trong vòng hơn hai năm.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Thư, Apple đã đạt mức vốn hóa thị trường 2 nghìn tỷ đô la, tăng gấp đôi thị giá chỉ trong hơn hai năm và trở thành hãng niêm yết trên sàn đầu tiên của Mỹ đạt được cột mốc này.

Theo số liệu thống kê, Apple có vốn hóa hơn 4,2 nghìn tỷ đô la trước 11 h sáng theo giờ Mỹ, khi thị giá của  tăng lên 467,77 đô la /cp. Tuy nhiên, đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Tư, thị giá cổ phiếu dừng ở mức 462,83 đô la/cp, vốn hóa Apple đã giảm xuống còn 1,98 nghìn tỷ.

Được biết, Apple lần đầu tiên đạt mức vốn hóa thị trường 1 nghìn tỷ USD vào ngày 2/8/2018. Phố Wall đã  kỳ vọng rất nhiều rằng nhà sản xuất iPhone sẽ trở thành công ty đầu tiên vượt qua mức 2 nghìn tỷ USD. Vào ngày 31/7, Apple đã vượt qua gã khổng lồ dầu mỏ Saudi Aramco để trở thành công ty giao dịch có giá trị lớn nhất thế giới.

Apple trở thành công ty Mỹ đầu tiên đạt mức vốn hóa 2 nghìn tỷ USD - ảnh 1

Ảnh CNBC

Những gã khổng lồ công nghệ khác như  Amazon, Microsoft và Alphabet cũng không mất nhiều thời gian để có thể sánh với mức vốn hóa thị trường 1 nghìn tỷ đô la của Apple.

Tính đến thời điểm hiện tại, cổ phiếu của Apple đã tăng khoảng 60% so với cùng kỳ năm trước, dù đại dịch Covid-19 đã kéo lợi nhuận của nhiều công ty. Trong năm qua, cổ phiếu công ty này đã tăng hơn 120%.

Apple cũng  đã công bố BCTC quý 3 ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ vào cuối tháng Bảy, đạt mức  59,7 tỷ đô la doanh thu và tăng trưởng hai con số trong việc kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ của mình. Apple đã chứng kiến ​​việc đóng cửa của các hãng bán lẻ trên diện rộng tại Mỹ,  nhưng công ty này cho rằng xu hướng làm việc tại nhà và doanh số bán hàng trực tuyến đã thúc đẩy doanh thu tổng thể.

Tất cả điều đó nhấn mạnh sự thành công của CEO Tim Cook trong việc thay đổi câu chuyện kinh doanh của công ty. Các nhà đầu tư đã bắt đầu thấy hoạt động kinh doanh của Apple không giống các công ty phần cứng khác và giống một công ty phần mềm hơn, điều đó thể hiện qua kết quả kinh doanh tăng nhanh của Apple.

Hoàng Dung/ Theo CNBC