Apple vực dậy thành công sau biến cố phá sản

21:31 | 24/06/2018 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
(DNVN) - Sau nhiều năm thành lập, Apple đã trở thành cái tên quen thuộc của hàng triệu người và là một trong những thương hiệu có giá trị hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, ít ai biết rằng để trở thành tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như hiện nay, Apple đã từng đứng trước nguy cơ phá sản.

Apple vực dậy thành công sau biến cố phá sản - ảnh 1
Apple được thành lập vào năm 1976 tại bang California, Mỹ

Apple Inc ban đầu được lấy tên là Apple Computer. Công ty được thành lập vào giữa những năm 1970 tại nhà để xe của Steve Jobs với người bạn trung học Steve Wozniak. Ban đầu, công ty này chuyên tạo ra các công cụ trên điện thoại dành cho những người không muốn trả những chi phí cao liên quan đến việc gọi điện đường dài. Sau này, Steve Jobs và Wozniak mở rộng sang lĩnh vực sản xuất máy tính, tạo ra các PC được xây dựng sẵn cho bạn bè của họ tại một Câu lạc bộ Vi tính có tên Homebrew ở địa phương.

Apple vực dậy thành công sau biến cố phá sản - ảnh 2
Chiếc máy tính của Apple

Sau một thời gian hoạt động, Apple chuyển sang sản xuất máy tính cung cấp cho các doanh nghiệp, cụ thể là Apple II. Sau khi ra mắt, cả thế giới quan tâm đến sản phẩm của họ và lúc này Jobs đã bắt đầu tìm kiếm người quản lý lâu dài cho công ty. Cựu CEO của Pepsi, John Sculley chính là người được Steve Jobs nhắm tới. John Sculley rời bỏ vị trí Phó Chủ tịch và Chủ tịch của PepsiCo để đảm nhận vai trò Giám đốc điều hành của Apple vào năm 1983. Sau 2 năm làm việc gắn kết chặt chẽ với nhau, Steve Jobs và John Sculley có những bất đồng khiến mối quan hệ này trở nên căng thẳng.

Apple vực dậy thành công sau biến cố phá sản - ảnh 3
Nhà sáng lập Apple: Steve Jobs

John Sculley sa thải Steve Jobs, nắm quyền kiểm soát công ty và Steve Jobs bị đuổi việc ngay tại công ty mà ông đã tạo ra. Steve Wozniak cũng rời khỏi công ty do một chấn thương sau đó. Sau gần 15 năm điều hành Apple mà không có Steve Jobs, Sculley trải qua nhiều thất bại và buộc phải rời chức CEO. Một nhân viên lâu năm của Apple là Michael Spindler thay thế vị trí của Sculley nhưng sau 3 năm, Micheal bị Ban giám đốc Apple sa thải, sau các vụ thương thảo sáp nhập thất bại với IBM, Philips và Sun Microsystems.

Thị phần của công ty trên thị trường giảm, sau đó bị thu hẹp và vị trí dẫn đầu trong ngành máy tính của Apple đã trượt xuống theo cấp bậc thang. Đến khi gần như đối mặt với nguy cơ phá sản, Apple đã đầu tư vào công ty mới của Jobs, NeXT, một công ty máy tính doanh nghiệp. NeXT sau đó được Apple mua lại, và quyết định này đã đưa Steve Jobs trở lại Apple, ông giành được vị trí CEO sau khi thuyết phục được Ban giám đốc.

Apple vực dậy thành công sau biến cố phá sản - ảnh 4
Sản phẩm của Apple luôn được nhiều người ưa chuộng

Sự trở lại của Steve Jobs đã đưa Apple đạt được những đỉnh cao mới. Ngoài điện thoại thông minh, Apple hiện đang tham gia vào các ngành công nghiệp âm nhạc, đa phương tiện, bán lẻ và máy tính bảng. Công ty thống trị từng ngành thông qua sự kết hợp giữa quản lý giỏi, kế hoạch dài hạn và chiến lược kinh doanh sáng tạo.

Chỉ sau 45 ngày kể từ thời điểm đối mặt với nguy cơ phá sản, Apple đã và vực dậy và thay đổi đáng kinh ngạc. Hiện nay, nó trở thành công ty công nghệ lớn nhất thế giới. Đối với Steve Jobs, mục tiêu của Apple không đơn giản là tạo ra những sản phẩm tuyệt vời, mà còn tạo ra một công ty có ảnh hưởng lâu dài đến toàn thế giới.

My Anh 

Theo Successstory