Bộ Trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Yêu cầu người dùng mạng xã hội phải xác định danh tính

17:20 | 06/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Bộ Trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời vấn đề tin giả trên mạng và yêu cầu người dùng mạng xã hội cần phải xác định danh tính.
Tại phiên chất vấn chiều 6/11, đại biểu Vũ Thị Thủy nêu chất vấn về vấn nạn tin giả trên mạng xã hội. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã trả lời những chất vấn liên quan đến vấn đề thông tin trên mạng xã hội
 

Đề xuất người dùng mạng xã hội phải xác định danh tính

 

Đại biểu Vũ Thị Thủy (Hải Dương) chất vấn: "Hiện nay, tình trạng lợi dụng mạng xã hội để thông tin sai lệch về tình hình đất nước, bôi nhọ, xuyên tạc, bịa đặt về cá nhân, đưa thông tin giả mạo làm hoang mang trong nhân dân. Bộ Thông tin và Truyền thông có giải pháp gì để hạn chế tình trạng trên?"

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói tin giả ở Việt Nam chủ yếu trên các nền tảng xuyên biên giới như Facebook và YouTube.

Bộ Trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Yêu cầu người dùng mạng xã hội phải xác định danh tính - ảnh 1

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

Việt Nam là nước cỏ chủ quyền trên không gian mạng, nên các nền tảng xuyên biên giới buộc phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông làm rất quyết liệt, như ban hành quy định về xử lý vi phạm hành chính trên mạng xã hội.

Công cụ quản lý cũng đã được xây dựng. Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia mỗi ngày có thể xử lý khoảng 300 triệu tin để phân tích, đánh giá, phân loại; hình thành các đường dây nóng tiếp nhận phản ánh về tin giả, xấu độc.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm việc cứng rắn với các nền tảng xuyên biên giới, đặc biệt là Facebook và YouTube, yêu cầu gỡ bỏ thông tin xấu độc. Tỉ lệ gỡ bỏ thông tin này đã tăng lên. Số lượng gỡ bỏ thông tin xấu độc của Facebook năm 2020 tăng 30 lần so với năm 2017. Tương tự, số video xấu độc trên YouTube được gỡ bỏ trong năm năm 2020 tăng 8 lần so với năm 2017; số trang giả mạo gỡ bỏ trong năm 2020 tăng 8 lần so với năm 2017.

Xử lý vi phạm hành chính từ năm 2020 đến nay Bộ TTTT Và các Sở TTTT các tỉnh phối hợp với cơ quan các tỉnh xử lý hàng trăm trường hợp vi phạm về tin sai tin giả, thời gian tới tức là năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục sửa các quy định liên quan đến mạng xã hội và tin giả. Đồng thời, Bộ ban hành bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng; yêu cầu định danh người dùng mạng xã hội, coi đây là giải pháp căn cơ, để người sử dụng không còn nghĩ rằng lên mạng xã hội là vô danh để rồi vô trách nhiệm.

Đề xuất Quốc hội cho phạt Google, Facebook, YouTube trên doanh thu.

 

Tiếp tục phát triển các công cụ rà quyét và quản lý không gian mạng bằng công nghệ; Các nền tằng xuyên biên giới buộc phải tuân thủ luật pháp Việt Nam, với Bộ Tài Chính cùng ngân hàng Nhà nước đóng thuế và kiểm soát dòng tiền thanh toán. Hiện nay các công ty lớn của  GaFa là Google,  Amazon, Facebook, Apple phát sinh hàng tỷ USD tại Việt Nam nhưng chưa đóng thuế.

Bộ Trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Yêu cầu người dùng mạng xã hội phải xác định danh tính - ảnh 2

Bộ trưởng đề nghị Quốc hội thay đổi quy định về xử phạt có tính răn đe vì chúng ta mới xử phạt bằng con số tuyệt đối mà chưa sử dụng mức phạt dựa trên doanh thu. Nếu chúng ta phạt 100 triệu đồng, khoảng 5.000 đô la Mỹ đối với cá nhân, doanh nghiệp nhỏ thì là lớn, nhưng với doanh nghiệp hàng chục tỉ đô la thì quá nhỏ. Các nước đã áp dụng hình phạt trên doanh thu với các nền tảng xuyên biên giới, thí dụ 4% doanh thu, với Facebook thì mức phạt này là trên 1 tỉ đô la Mỹ, 

"Tóm lại, quy trình, hành vi, vi phạm pháp luật phải rõ ràng trong văn bản pháp luật. Mức phạt phải có tính răn đe. Công cụ phát hiện tự động bằng công nghệ. Sau đó là thực thi nghiêm minh, dù là nước ngoài hay trong nước", Bộ trưởng Hùng kết thúc câu trả lời của mình.

Trước đó Bộ Trưởng cũng trả lời trong trả lời chất vấn của đại biểu Ngàn Phương Loan (Đoàn Lạng Sơn). Theo Bộ trưởng, hiện nay trên YouTube có 120.000 người Việt Nam có đăng ký làm video và 350.000 kênh có hàng triệu người theo dõi, trong số đó có 5.000 kênh chia lợi nhuận quảng cáo với YouTube. 

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thừa nhận, hiện còn nhiều video xấu độc trên mạng mặc dù Bộ Thông tin và Truyền thông đã cố gắng tăng tỷ lệ tháo gỡ trên YouTube từ 50% lên 90% và đạt thỏa thuận với YouTube là khi Bộ thông báo các kênh vi phạm pháp luật thì YouTube sẽ không chia lợi nhuận quảng cáo với các kênh. Bộ Thông tin và Truyền thông mỗi tháng gỡ bỏ hàng nghìn kênh xấu độc cũng như phối hợp Bộ Công an xử lý nghiêm một số cá nhân sản xuất nội dung xấu độc

Xem thêm: Một số dự án thua lỗ của ngành Công Thương đã được đối tác mua lại

Nguyễn Dung(t/h)