Các nhà lập pháp Mỹ dọa cắt vốn của nhà đầu tư muốn rời bỏ nhiên liệu hóa thạch

06:33 | 03/06/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Tại Mỹ đang xảy ra 2 xu hướng. Xu hướng đầu tiên là ép giới tài chính, ngân hàng phải thúc đẩy các khoản vay và đầu tư năng lượng xanh. Xu hướng ngược lại là dọa rút vốn khỏi những ai muốn bỏ nhiên liệu hóa thạch.

Khi việc thoái vốn khỏi nhiên liệu hóa thạch nhiều khí thải và sự tảy chay lĩnh vực dầu mỏ đang thu được sức hút ở cả khu vực công và tư thì một phản ứng dữ dội bùng phát trên khắp nước Mỹ.

Các nhà lập pháp tại hơn chục bang của Đảng Cộng hòa đang cố gắng thông qua các đạo luật nhằm rút vốn khỏi các tổ chức tài chính lớn, tổ chức do nhà nước điều hành đang có những bước để thực hiện quá trình "khử carbon" khỏi các danh mục đầu tư của họ. Thông điệp được đưa ra rất đơn giản: "Nếu anh thoái vốn khỏi than và dầu, chúng tôi sẽ rút vốn của anh".

Theo các chuyên gia, trong khi có nhiều nền kinh tế và cộng đồng phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch tại Mỹ với sinh kế hiện tại đang bị đe dọa bởi xu hướng thoái vốn, thì thực tế động thái gần đây nhất để duy trì nó là quá ít, quá muộn.

Chỉ vài tuần trước, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã đưa ra một cảnh báo khác rằng: nếu thế giới có bất kỳ cơ hội nào để tránh những tác động tàn khốc nhất do biến đổi khí hậu, thì cần dừng khai thác lượng nhiên liệu hóa thạch còn lại trên trái đất.

Các nhà lập pháp Mỹ dọa cắt vốn của nhà đầu tư muốn rời bỏ nhiên liệu hóa thạch - ảnh 1

Một mỏ than đá tại Tây Virginia, Mỹ. Ảnh: Wilson.

 

Vào tháng trước, giám đốc điều hành của IEA phát biểu: "Con đường dẫn đến lượng phát thải ròng bằng 0 là eo hẹp [khí nhà kính đào thải được và sinh ra bằng nhau] nhưng vẫn có thể đạt được. Nếu muốn đạt tới mức ròng 0 vào năm 2050, chúng ta không được đầu tư thêm vào các dự án dầu mỏ, khí đốt và than đá mới".

Những tính toán này được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận của Thỏa thuận Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu và Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), cơ quan đầu tiên trên thế giới gồm các chuyên gia về hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Theo các chuyên gia, việc tránh những thảm họa tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu sẽ đòi hỏi phải giới hạn nhiệt độ tăng lên của Trái đất ở mức 1,5oC so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp (trước 1750). Giữ con số ở 1,5oC (mức lý tưởng) hay thực tế hơn là 2oC sẽ đòi hỏi cộng đồng toàn cầu phải đạt mức phát thải nhà kính thuần bằng 0 vào năm 2050.

Tất cả những điều này nói lên rằng việc thoái vốn khỏi nhiên liệu hóa thạch là cấp thiết để đạt được mục tiêu đó.

Theo báo cáo tóm tắt của Reuters thì "Để đạt được mức 0 ròng, đầu tư toàn cầu vào nguồn cung nhiên liệu hóa thạch phải giảm từ 575 tỷ USD trung bình trong 5 năm qua xuống còn 110 tỷ USD vào năm 2050, và việc đầu tư nhiên liệu hóa thạch từ nguồn cần bị hạn chế, chỉ duy trì sản xuất tại các mỏ dầu và khí đốt tự nhiên hiện đang vận hành".

Chính quyền của tổng thống Joe Biden tập trung vào biến đổi khí hậu như một phần cấu thành nên nền tảng của họ, với đặc phái viên về khí hậu là ông John Kerry, đã gây rất nhiều áp lực lên các tổ chức ngân hàng Mỹ để giúp giảm phát thải khí nhà kính và khử carbon trong danh mục những khoản cho vay và đầu tư của họ.

Mặt khác, các thủ quỹ thuộc Đảng Cộng hòa thì lại lên tiếng chỉ trích cách tiếp cận này và hiện đã bắt đầu thoái vốn khỏi những tổ chức muốn thoái vốn đầu tư vào nhiên loại hóa thạch. Theo Axios, những thủ quỹ cộng hòa thực thi nhiệm vụ này "đang kiểm soát hàng trăm tỷ USD tài sản".

Các nhà lập pháp Mỹ dọa cắt vốn của nhà đầu tư muốn rời bỏ nhiên liệu hóa thạch - ảnh 2

Chính quyền của tổng thống Joe Biden với đặc phái viên khí hậu là ông John Kerry, đã gây rất nhiều áp lực lên các tổ chức ngân hàng Mỹ để giúp giảm phát thải khí nhà kính và khử carbon trong danh mục những khoản cho vay và đầu tư của họ. Ảnh: BBC.

 

Có tiếng nói nhất trong số 15 người sẵn sàng gây sức ép để bảo vệ nhiên liệu hóa thạch khỏi việc thoái vốn là quan chức của Tây Virginia. Bang này vẫn phụ thuộc vào than đá, một trong những nhiên liệu hóa thạch tạo khí thải nhiều nhất và là kẻ thù số 1 của các nhà hoạt động môi trường. Nhưng than đá chiếm một phần rất lớn trong kinh tế của Tây Virginia.

Các bang khác nằm trong phong trào này là Bắc Dakota, Kentucky, Pennsylvania và Oklahoma, tất cả đều phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch ở mức độ lớn để duy trì kinh tế phát triển. 15 quan chức của các tiểu bang này đã gửi một bức thư ngỏ tới ông John Kerry vào ngày 25/5.

Bức thư này nêu rõ ý định rút nguồn tiền vốn nhà nước từ các công ty thoái vốn nhiên liệu hóa thạch. Và lập trường chung của họ chống lại nỗ lực của chính phủ liên bang trong việc thu hẹp ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch trong nước.

Ông Biden không thiếu kẻ thù ở lĩnh vực than đá và dầu mỏ nhưng rất đáng ngạc nhiên là nhiệm kỳ của ông nhìn chung có lợi cho ngành dầu khí. Và khi quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch sẽ diễn ra suôn sẻ và không gây ra thiệt hại cho các bang như Texas và Tây Virginia thì sự chuyển đổi này là không thể tránh khỏi.

Thế giới đang đi theo hướng sạch hơn, xanh hơn, mức đỉnh của thời kỳ dầu mỏ có thể đã đến và Mỹ càng sớm tham gia chuyển đổi thì càng tốt. Mặc dù phải thừa nhận những nước phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch cũng xứng đáng yên ổn, có công ăn việc làm như bất kỳ ai nhưng việc bám vào dầu khí và than đá sẽ không còn đảm bảo an ninh việc làm được lâu nữa.

Tiệp Nguyễn