Các thị trường hàng hóa châu Á có xu hướng đi lên

Giàn khoan dầu tại Saudi Arabia. Ảnh: IRNA/TTXVN
Giá dầu tăng ngày thứ hai liên tiếp
Giá dầu tăng ngày thứ hai liên tiếp trong phiên giao dịch chiều 22/2, do kỳ vọng nhu cầu sẽ cải thiện ở Mỹ, nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, khi các nhà máy lọc dầu trở lại hoạt động và đồng USD yếu.
Giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 34 xu Mỹ (0,4%) lên 83,37 USD/thùng vào lúc 14 giờ 40 phút (giờ Việt Nam). Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng tăng 37 xu Mỹ (0,5%) lên 78,28 USD/thùng.
Chuyên gia chiến lược thị trường Yeap Jun Rong tại IG cho biết, căng thẳng địa chính trị đã hỗ trợ giá dầu. Tuy nhiên, mức tăng bị hạn chế do dự trữ dầu thô của Mỹ tăng cao hơn dự kiến.
Các nguồn tin thị trường trích dẫn số liệu của Viện Dầu khí Mỹ (API) cho biết, dự trữ dầu thô tăng 7,17 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 16/2. Dự trữ xăng cũng tăng, trong khi dự trữ nhiên liệu chưng cất giảm.
Các nhà đầu tư sẽ theo dõi số liệu chính thức từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự kiến công bố vào lúc 16 giờ GMT ngày 22/2, bị hoãn một ngày do kỳ nghỉ lễ của Mỹ.
Giá dầu thô cũng được hỗ trợ bởi đồng USD yếu khiến dầu trở nên rẻ hơn đối với các nhà giao dịch nắm giữ những loại tiền tệ khác.
Chỉ số đồng USD, thước đo của đồng bạc xanh so với sáu đồng tiền chủ chốt giảm 0,3% xuống 103,713 vào lúc 14 giờ 40 phút (giờ Việt Nam).
Chuyên gia Yeap cho biết, đồng USD sụt giảm trong phiên thứ tư liên tiếp cũng có thể làm tăng sự hấp dẫn đối với giá dầu trong ngắn hạn.
Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm
Thị trường châu Á tăng điểm trong phiên giao dịch chiều 22/2, trong đó chỉ số Nikkei 225 của thị trường Tokyo đạt mức cao chưa từng có, nhờ kết quả kinh doanh từ “gã khổng lồ” sản xuất chip Nvidia của Mỹ khả quan.
Công ty Mỹ báo cáo lợi nhuận hàng quý đạt 12,3 tỷ USD nhờ doanh thu cao kỷ lục do nhu cầu về chip có hỗ trợ AI. Doanh thu của công ty đạt mức kỷ lục 22,1 tỷ USD trong quý kết thúc vào cuối tháng 1/2024 và 60,9 tỷ USD trong năm tài chính vừa qua.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 2,2% lên 39.098,68 điểm, phá vỡ mức kỷ lục 38.957,44 điểm được ghi nhận vào ngày 29/12/1989.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 1,5% lên 16.742,95 điểm, chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 1,3% lên 2.988,36 điểm. Thị trường chứng khoán Seoul tăng điểm lúc đóng cửa, thị trường Đài Bắc, Bangkok, Manila và Wellington cũng tăng điểm, Sydney đi ngang.
Chuyên gia Stephen Innes, thuộc SPI Asset Management, cho biết thị trường chứng khoán châu Á đã sẵn sàng cho một đợt đi lên do được hỗ trợ bởi lợi nhuận của Nvidia trong giao dịch sau giờ làm việc tại Mỹ khiến cổ phiếu của hãng này tăng hơn 8%.
Các nhà đầu tư cũng đang chờ đợi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) công bố biên bản cuộc họp gần đây nhất về chính sách tiền tệ để đoán định về thời điểm ngân hàng này có thể bắt đầu hạ lãi suất.
Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch 22/2 chỉ số VN-Index giảm 2,73 điểm (0,22%) xuống 1.227,31 điểm; HNX-Index tăng 0,16 điểm (0,07%) lên 234,01 điểm.
Hội thảo Khoa học ‘Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế’ do Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam chủ trì, Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam tổ chức. Hội thảo khoa học sẽ diễn ra vào lúc 8h00 ngày 26/05/2025, tại Khách sạn Thắng Lợi, 200 Yên Phụ, TP Hà Nội.
Hội thảo có sự hiện diện và tham gia thảo luận của đại diện một số cơ quan Đảng, bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế đầu ngành, đại diện Hội và hiệp hội, đại diện ngân hàng, doanh nhân tư nhân…
Bên cạnh các bài tham luận riêng từ đại diện cơ quan Đảng, các chuyên gia và đại diện hiệp hội, … Hội thảo cũng tập trung thảo luận các nhóm vấn đề chính như cơ hội, tiềm năng, thách thức của kinh tế tư nhân trong sứ mệnh một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, cũng như việc thể chế hóa đầy đủ và khoa học Nghị quyết 68/NQ-TW vào thực tiễn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.