Cách Công ty sản xuất chip điện tử Trung Quốc `lách luật` cấm vận của Mỹ

12:54 | 19/12/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Đối phó việc Mỹ cho công ty SMIC vào "danh sách đen" phía Trung Quốc đã chủ động đưa ra những biện pháp thích hợp để tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung cấp của Mỹ.
Ngày 18/12, Bộ Thương mại Mỹ xác nhận sẽ có thêm hàng chục công ty Trung Quốc, bao gồm cả nhà sản xuất chip hàng đầu của nước này, SMIC, vào danh sách đen thương mại.
 
Đây là động thái mới nhất của Tổng thống Donald Trump trong nỗ lực nhằm củng cố di sản cứng rắn của mình đối với Trung Quốc, khi Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ nhậm chức vào ngày 20/1. Giải thích về quyết định này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết, hành động "bắt nguồn từ học thuyết hợp nhất quân sự-dân sự (MCF) của Trung Quốc, bằng chứng về các hoạt động giữa SMIC và các thực thể đáng quan tâm trong khu liên hợp công nghiệp quân sự Trung Quốc".

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết trong một tuyên bố rằng, bộ này sẽ “không cho phép công nghệ tiên tiến của Mỹ giúp xây dựng quân đội của một kẻ thù ngày càng hiếu chiến".
 
Theo ông Ross, chính phủ Mỹ có thể sẽ từ chối cấp phép nhằm ngăn SMIC tiếp cận công nghệ sản xuất chất bán dẫn ở trình độ công nghệ tiên tiến - 10 nanomet trở xuống.
 
Trong cuộc phỏng vấn với Fox Business, Bộ trưởng Thương mại Mỹ tiết lộ nước này đã đưa thêm tổng cộng 77 công ty và chi nhánh vào cái gọi là danh sách thực thể, bao gồm 60 công ty Trung Quốc.
 
Ngay sau thông tin trên, cổ phiếu của SMIC đã giảm 5,2% tại Hồng Kông vào ngày 18/12, trong khi cổ phiếu niêm yết tại Thượng Hải của công ty này giảm 1,8%. Các chỉ số chuẩn ở hai thị trường đều giảm ít hơn 1%.
 
Cách Công ty sản xuất chip điện tử Trung Quốc `lách luật` cấm vận của Mỹ - ảnh 1
 
Động thái của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ buộc SMIC phải xin giấy phép đặc biệt từ cơ quan này trước khi một nhà cung cấp của Hoa Kỳ có thể gửi cho họ hàng hóa quan trọng, một phần trong gói thầu của chính quyền nhằm hạn chế quyền tiếp cận công nghệ sản xuất chip tinh vi của Hoa Kỳ.
 
Về phía chính phủ Trung Quốc, ngày 18/12, Wang Wenbin - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng nếu thông tin về danh sách đen là đúng thì đây sẽ là bằng chứng cho thấy Mỹ đang sử dụng sức mạnh quốc gia của mình để trấn áp các công ty Trung Quốc.
 
"Chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ dừng các hoạt động sai trái của mình nhằm trấn áp các công ty nước ngoài", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói và khẳng định Bắc Kinh sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền của họ.
 
SMIC có trụ sở tại Thượng Hải, là nhà cung cấp thiết bị cho Qualcomm Inc. và Broadcom Inc. SMIC là trung tâm trong tham vọng của Bắc Kinh về việc xây dựng một ngành công nghiệp bán dẫn đẳng cấp thế giới và ngừng phụ thuộc vào công nghệ của Mỹ. Về phần mình, Washington coi sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc và tham vọng thống trị lĩnh vực công nghệ là một mối đe dọa địa chính trị tiềm tàng. Một danh sách đen có nguy cơ làm tê liệt tham vọng dài hạn của Bắc Kinh bằng cách tước đi thiết bị quan trọng của hoj.
 
Để đối phó với các đòn thương mại ngày càng gia tăng của Mỹ, Trung Quốc đang có kế hoạch cung cấp rộng rãi chất bán dẫn thế hệ thứ ba trong kế hoạch 5 năm tới nhằm tăng khả năng tự cung tự cấp trong nước trong sản xuất chip. SMIC dự kiến ​​sẽ đóng một vai trò trung tâm trong nỗ lực chung này.
 
Đến nay, danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ có hơn 275 công ty Trung Quốc và đơn vị trực thuộc. Nó được đánh giá là công cụ quen thuộc để Washington tạo áp lực lên một số ngành kinh tế then chốt của Trung Quốc.
 
Nguyễn Dung