CEO Momo: Khát vọng khởi nghiệp vượt ra khỏi căn phòng 20m2, vươn tầm siêu ứng dụng thanh toán
Đội ngũ xây dựng nên ví điện tử Momo đã từng phải trải qua những ngày đầu khởi nghiệp gian khổ trước khi vươn lên trở thành một trong những "siêu ứng dụng" thanh toán tại Việt Nam.
CEO MoMo là ai?
CEO Phạm Thành Đức sinh năm 1978 hiện đang là Tổng giám đốc Ví MoMo Việt Nam. Ông tốt nghiệp khoa Kinh tế, Đại học Ngoại Thương, Hà Nội từ năm 2000 và gắn bó với những con số từ ấy. Ngay từ những năm 1998 khi còn ngồi trên giảng đường đại học đến năm 2002, ông Đức đã "đầu quân" cho FPT với vai trò là Biên tập viên mạng Trí Tuệ Việt Nam.
Chân dung CEO MoMo Phạm Thành Đức
Trải qua hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc tại FPT ở nhiều vị trí quản lý chủ chốt, ông có nhiều đóng góp trong việc thực thi thành công quá trình hợp nhất kinh doanh Bắc Nam của FPT Telecom. Tới ngày 01 tháng 09 năm 2009, CEO Phạm Thành Đức chính thức được bổ nhiệm vào vị trí Phó Tổng Giám đốc FPT Telecom.
Sự nghiệp của CEO MoMo
Công ty M_Service (sở hữu ví điện tử MoMo) ra đời vào năm 2007, chính thức ra mắt thương hiệu ví điện tử MoMo vào năm 2010. Công ty đã tiên phong mở đường cho lĩnh vực fintech và kinh tế số Việt Nam với sự hợp tác của 25 ngân hàng thương mại trong và ngoài nước đang hoạt động tại Việt Nam.
CEO Phạm Thành Đức đã gắn bó với MoMo từ những ngày nguồn vốn còn rất hạn chế, nhân sự chỉ có 4 người, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng ứng dụng tài chính gồm có nữ doanh nhân Nguyễn Thị Minh Hiền, một nữ doanh nhân đã từng là nhà phân phối điện thoại di động trong nhiều năm, Anh Nguyễn Bá Diệp, từng làm việc ở VNPT, anh Nguyễn Mạnh Tường, tốt nghiệp Ðại học Chicago của Mỹ và cuối cùng là CEO hiện nay anh Phạm Thành Ðức – một lãnh đạo cao cấp của FPT.
Ví điên tử MoMo đi đầu trong những ứng dụng thanh toán của Việt Nam
Khởi đầu chật vật là vậy nhưng cả nhóm vẫn quyết tâm khởi động dự án. Ban đầu MoMo được xây dựng theo dạng mobile money trên sim điện thoại của Vinaphone nhưng có những vấn đề như khách hàng muốn dùng dịch vụ bắt buộc phải đổi qua sim Vinaphone, menu dịch vụ được cài cứng trên sim nên không cập nhật được phiên bản mới…
Giai đoạn tiếp theo, ông Đức và nhóm đã mô phỏng theo mô hình kinh doanh mobile money của châu Phi để triển khai dịch vụ nhưng tiếp tục không thành công. Khi đó MoMo cũng sử dụng gần hết số vốn hiện có và bắt đầu rơi vào bế tắc, thậm chí có những ý kiến nêu ra là đã đi nhầm đường và Việt Nam sẽ không bao giờ phát triển được thanh toán điện tử.
Nhưng khi nhìn thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của dịch vụ internet và thị trường quốc tế đã bắt đầu phổ biến ứng dụng trên thiết bị di động, vào đầu năm 2013 team MoMo đã quyết định đánh cược vào dự án cuối cùng là xây dựng ứng dụng ví điện tử cho điện thoại di động thông minh. Đây là một dự án sinh tử do nếu không thành công thì sẽ giải tán công ty, vì triển khai dịch vụ đã 5 năm mà không có kết quả, tiền thì cũng hết. Đây là một việc rất thử thách vì không ai trong nhóm - bao gồm cả CEO Đức - có kinh nghiệm viết ứng dụng trên Android, iOS…
CEO Đức đã đi cùng MoMo từ những ngày đầu tiên
Nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra. Đến tháng 6/2014, ứng dụng ví điện tử MoMo lần lượt xuất hiện trên kho ứng dụng dành cho điện thoại Android và iOS, ông Đức và nhóm phát triển ứng dụng đã thành công cho ra mắt và giúp MoMo trở thành ví điện tử đầu tiên có phiên bản dành cho thiết bị di động thông minh. Gần 500.000 lượt tải MoMo đã xuất hiện trong tháng 6, 7/2013 đưa MoMo vào Top 1 ứng dụng tài chính trên iOS và Android.
Ngày 17/3/2016, MoMo đã nhận được 28 triệu USD từ các nhà đầu tư quốc tế. Trong đó Goldman Sachs là nhà đầu tư đầu tiên rót vốn vào MoMo vào năm 2013 với số tiền 5,75 triệu USD và họ tiếp tục công bố đầu tư 3 triệu USD vào dịch vụ này, còn 25 triệu USD còn lại do Standard Chartered Private Equity đầu tư.
MoMo nhận về khoản đầu tư "khủng" năm 2016
Năm 2019, MoMo cho biết đã tiếp tục gọi vốn thành công. Công ty quản lý Quỹ đầu tư vốn cổ phần tư nhân Warburg Pincus đầu tư vốn lần thứ 3 (Series C) vào CTCP Dịch vụ Di Động Trực tuyến M_Service.
Dự định tương lai cùng MoMo
Trong năm 2019 vừa qua, CEO Phạm Thành Đức dần định hướng MoMo chuyển đổi từ một ứng dụng thanh toán trở thành ứng dụng Công - Tài - Trí (Công nghệ - Tài chính - Giải trí) trong đó nhiều sản phẩm, dịch vụ cùng được tích hợp trên cùng một nền tảng chung. Nói một cách đơn giản, Ví MoMo sẽ là một siêu ứng dụng cho phép các “ứng dụng con” độc lập cùng chạy mượt mà trên một nền tảng chung. Điều này giúp cho khách hàng có thể vừa sử dụng các dịch vụ tài chính bảo hiểm, vừa giải trí thông qua các chương trình trò chơi vui nhộn, vừa mua sắm thương mại điện tử, mua vé xem phim…
MoMo tích hợp hàng nghìn tiện ích trong một
MoMo cũng đã tập trung đầu tư mạnh vào các dịch vụ hành chính công theo chủ trương của Chính phủ và là ví điện tử đầu tiên được phép kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia của Chính phủ. Từ tháng 7/2020 vừa qua, tháng 7/2020, kênh thanh toán này đã mở rộng trên toàn quốc cho thanh toán nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền Cục Cảnh Sát Giao Thông thuộc 5 địa phương: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Thuận.
Hỗ trợ thanh toán dịch vụ công qua MoMo
Năm 2021 MoMo tham vọng sẽ tự định vị mình thành 1 siêu ứng dụng một cách rõ ràng hơn với hàng chục ngàn ứng dụng trong ví bao gồm có đi chợ online và chuẩn bị ra mắt nhiều hot deal.
Thanh Thùy (T/h)