CEO Trần Tuấn Dương: `Ngọn Hải Đăng` dẫn đường để Hòa Phát `trăm trận trăm thắng`

14:15 | 18/04/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
CEO Trần Tuấn Dương được biết đến là một trong những thành viên sáng lập nên doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam- Tập Đoàn Hòa Phát. Là một trong những người đầu tiên viên gạch đầu tiên cho "Vua thép" Việt.

Ông Trần Tuấn Dương là ai?

Ông Trần Tuấn Dương được biết đến như những cột trụ đầu tiên của Hòa Phát, người cùng Ông Long đặt những viên gạch đầu tiên xây nên một tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam. Ông Trần Tuấn Dương sinh ngày 7/12/1963, tại Nam Định. Ông tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế - Đại học Kinh tế Quốc dân (1986) và Cử nhân Báo chí. Hiện tại, ông đang giữ vị trí Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) và Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG).

Từ năm 1992 đến năm 1994: Cửa hàng trưởng Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát;

Từ năm 1995 đến năm 1996: Phó Giám đốc Công ty TNHH Nội thất Hòa Phát;

Từ năm 1996 đến tháng 8/2004: Giám đốc Công ty TNHH Nội thất Hòa Phát

Từ tháng 1/2007: Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Hòa Phát.

Chân dung Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát Trần Tuấn Dương

Ông Trần Tuấn Dương là một trong những trụ cột của Tập Đoàn Hòa Phát

Suốt 29 năm qua, ông Trần Tuấn Dương đã sát cánh cùng Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long và các lãnh đạo khác trong Hội đồng quản trị đưa ra các định hướng chiến lược phát triển cho Tập đoàn cũng như các công ty thành viên, đặc biệt là nhóm ngành cốt lõi – sản xuất và kinh doanh thép.

Dưới sự điều hành của ông, thép xây dựng Hòa Phát đã trở thành thương hiệu giữ thị phần số 1 tại Việt Nam và từng bước được xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới. Tập đoàn Hòa Phát liên tục được vinh danh trong các bảng xếp hạng uy tín như Top 50 DN niêm yết hiệu quả nhất, Top 50 DN kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam, DN có năng lực quản trị tốt nhất, Top 10 DN vật liệu xây dựng uy tín,

Từ đôi bạn đi buôn đồng nát- đến những ông vua của ngành thép

Năm 1993 Ông Dương cùng Ông Long và mấy người bạn lập công ty TNHH Thiết Bị Phụ Tùng chuyên buôn đồ cũ từ Nga về. Tuy nhiên thời điểm đó hạn chế làm ăn tư nhân nên phài đi qua đường tiểu ngạch. Đây chính là dấu mốc cho sự nghiệp kinh doanh của ông Dương và Ông Long chính thức bắt đầu.

Tuy nhiên, quá trình bắt đầu việc kinh doanh không mấy suôn sẻ khi ông và bạn của mình đều không nhiều vốn. Từ việc đăng ký kinh doanh, chứng minh tài chính đều gặp rất nhiều khó khăn. Năm 1993, TĐL quyết định cùng cộng sự của mình thực hiện chuyến xuất ngoại đầu tiên để tìm hiểu thị trường và nhập hàng bài bản.

Chân dung Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát Trần Tuấn Dương

Thủa hàn vi của những ông vua thép Việt Nam

Đến năm 1994, khi vô tình thấy được rằng thị trường đồ nội thất nhập ngoại đang rất sôi động, ông đã quyết định gia nhập thị trường này. Ông đã thành lập công ty nội thất chuyên nhập hàng từ các nhà cung cấp đến từ Đài Loan, Malaysia đến Singapore…

Cho đến thời điểm năm 1996 khi công ty TNHH thiết bị Phụ tùng của ông phải mua ống thép về làm giàn giáo, ông đã nhạy bén thấy được lĩnh vực kinh doanh mới tiềm năng. Bởi ông nhận thấy việc nhập thép từ Đài Loan về chi phí đắt, số lượng hạn chế, mua hàng khó khăn. Điều này đã thôi thúc ông quyết định đầu tư sản xuất thép dựa trên công nghệ của Đài Loan. Công ty thép Hòa Phát chính thức được ra đời.

Khoảng những năm 1996-1999, Công ty đã nghĩ đến làm thép và thức ăn chăn nuôi. Nhưng khi đó nhu cầu sản phẩm thức ăn chăn nuôi cực thấp. Sắt thép lúc đó lại đang rất cần cho công cuộc phát triển đất nước. Tiềm năng phát triển là rất lớn. Tăng trưởng ít nhất khoảng 10-15% mỗi năm. Do đó Hòa phát đã chọn làm thép trước.

Đến năm 2002 khi rất nhiều công thi thép khác lấy tên như Việt Mỹ, Việt Hàn, Việt Nhật... thì lãnh đạo cũng đinh lấy tên ghép tuy nhiên nhận thấy hàng Việt Nam cũng rất đáng tự hào nên quyết định vẫn giữ tên "Hòa Phát" để đổi tên công ty, thống nhất một thương hiệu và đến năm 2007 thì công ty CP Tập Đoàn Hòa Phát ra đời.

Thuộc nhóm những công ty đầu tiên ra đời sau Luật doanh nghiệp năm 1990, ông Dương cho rằng mọi thứ không hề dễ dàng. Công ty phải qua phòng Thương mại và Công nghiệp quận Hoàn Kiếm làm hồ sơ, chứng minh tài sản, mượn tiền, góp vài chục triệu vào ngân hàng để phong tỏa tài khoản rồi xin giấy phép xác định nhận thân từng người.

Công ty phải mượn nhà Chủ tịch Trần Đình Long làm địa điểm vì doanh nghiệp thành lập phải có địa chỉ đăng ký, vốn pháp định, phải chứng minh vốn bằng cách đóng tiền vào ngân hàng, thậm chí đi mượn tiền người khác để đóng vào làm vốn pháp định.

Song, khó khăn cũng chính là cơ hội cho người biết làm và dám làm. Một doanh nghiệp muốn thành công phải “nhìn thấy cơ hội trong khó khăn”. Nhưng quan trọng hơn, để doanh nghiệp lớn và phát triển mạnh mẽ thì phải “làm đúng” và “làm tốt”.

Chân dung Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát Trần Tuấn Dương

Ông Trần Tuấn Dương cho rằng "Giá trị của Hòa Phát là đã bước chân vào ngành nào là phải làm tốt nhất. Đó thực ra là “sức cạnh tranh”. Làm ngành gì cũng phải quyết tâm đủ lớn mình có thể làm tốt nhất, nếu không được nhất thì cũng phải được “gần như là nhất”. Dù làm thiết bị phụ tùng hay nội thất, ống thép … nếu sức cạnh tranh vào loại tốt nhất hoặc vào nhóm tốt nhất thì sẽ không bao giờ chết, lợi nhuận sẽ đến. Làm tốt thì phần thưởng tự nó sẽ đến."

Chuyện bắt đầu vào mùa đông năm 2002, hai vị lãnh đạo có dịp sang Nhật Bản tham quan một trong số những nhà máy thép nổi tiếng nhất: Kobe Steel. Mọi thứ đều choáng ngợp, tổng công suất tại đây lên đến 6 triệu tấn một năm, vị trí nằm kề biển và có cảng rất lớn. Một con tàu đang đỗ ở cảng trọng tải vào cỡ 100.000 tấn.

Các dòng băng chuyền chuyển nguyên liệu lên kho và sau đó vào nhà máy để sản xuất. Hệ thống đường nội khu rộng, có đèn xanh đèn đỏ không khác gì cao tốc. Và thế là ông Long, ông Dương lại gieo trong mình ước mơ về một nhà máy thép tỷ đô tại Việt Nam.

Từ thời điểm cảm thấy bản thân thật nhỏ bé ấy, 16 năm sau, ước mơ thành hiện thực khi Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát tại khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi được Chính phủ thông qua chủ trương đầu tư năm 2017, với tổng vốn đầu tư ban đầu là 60.000 tỷ đồng (3 tỷ USD).

“Khó khăn như vậy nhưng thực ra đó mới là cơ hội cho người biết làm và dám làm. Dễ thì mọi người cùng dễ, ai cũng làm được, thế là dễ lại trở thành khó", ông Trần Tuấn Dương từng nhận định.

Dù là một kẻ tay mơ nhưng cú rẽ ngang sang thép đã mang về thắng lợi lớn, không chỉ đóng góp 80% doanh thu, đưa Hòa Phát thành “ông trùm” ngành thép Việt

"Khi khởi nghiệp cách đây 29 năm, chúng tôi chỉ nghĩ đơn giản là để kiếm sống thôi, không có mong muốn to lớn gì bởi nói thế là bốc phét. Nhưng giờ khi mình không còn lo về cuộc sống nữa thì muốn Tập đoàn mà anh Long và mình với nhiều anh em ở Hòa Phát cùng xây dựng sẽ trở thành một cái gì đó có ý nghĩa, có sức cạnh tranh trên thế giới và đóng góp cho đất nước. Tôi mong Hòa Phát còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa, sẽ tồn tại hàng trăm năm và thế hệ kế cận có thể làm nhiều thứ khác hay ho hơn chứ không chỉ riêng thép"- Ông Dương chia sẻ.

Xem thêm: Danh sách tỷ phú đô la gọi tên chủ tịch Trần Đình Long - `ông vua thép` đứng đầu tập đoàn Hòa Phát

Nguyễn Dung