Chân dung "nữ tướng" Việt lọt top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á

Hà Lan 11:00 | 21/10/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2020. Trong đó, Việt Nam vinh dự góp mặt 2 đại diện gồm bà Trương Thị Lệ Khanh – nhà sáng lập và Chủ tịch Cổ ty Cổ phần Vĩnh Hoàn và bà Nguyễn Bạch Điệp – Chủ tịch FPT Retail.

Trong một năm mà kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, những nhà lãnh đạo trên toàn khu vực phải trải qua cuộc thử nghiệm cam go.

25 doanh nhân quyền lực nhất châu Á được vinh danh lần này đều mạnh mẽ đối đầu với những thách thức đó và chứng minh bản lĩnh của họ trong thời khắc khó khăn.

Xuất hiện trong danh sách có các nữ doanh nhân đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau gồm công nghệ sinh học, công nghệ tài chính, bán lẻ… Mỗi người đều đạt được những thành công vang dội khi điều hành công ty với doanh thu khổng lồ hoặc có công xây dựng nên startup được định giá trên 1 tỷ USD.

Điểm chung của những lãnh đạo này là tinh thần kiên cường, tầm nhìn có thể thích nghi với bình thường mới và nhận ra những cơ hội nơi mọi người chỉ nhìn thấy thách thức khó khăn.

Năm nay, Việt Nam vinh dự góp mặt 2 đại diện gồm bà Trương Thị Lệ Khanh – nhà sáng lập và Chủ tịch Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn và bà Nguyễn Bạch Điệp – Chủ tịch FPT Retail.

Bà Trương Thị Lệ Khanh - “Nữ hoàng” cá tra

Bà Trương Thị Lệ Khanh sinh năm 1961, là con út trong một gia đình có bốn anh chị em. Sau khi tốt nghiệp cử nhân kinh tế từ đại học Tài chính Kế toán TP.HCM.

Năm 1984 bà Khanh vào làm cán bộ tại sở Tài chính tỉnh An Giang. Chỉ 2 năm sau đó, bà được bổ nhiệm vị trí Kế toán trưởng công ty Xuất nhập khẩu Châu Thành An Giang.

Tiếp đó bà kinh qua các vị trí Phó Giám đốc, Trợ lý Tổng Giám đốc của các công ty Xuất nhập khẩu Châu Thành An Giang, công ty Thương nghiệp tổng hợp An Giang, công ty FIDECO.

Bà Trương Thị Lệ Khanh – nhà sáng lập và Chủ tịch Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn.

Có được sự am hiểu về ngành thủy sản và con cá, bà Lệ Khanh nghỉ việc để bắt đầu sản xuất riêng.

Ngày 27/12/1997, bà Trương Thị Lệ Khanh thành lập Công ty TNHH Vĩnh Hoàn tại Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Với nhiệm vụ chính là ưu tiên xuất nhập khẩu các mặt hàng như cá tra, basa fillet và hàng giá trị gia tăng từ cá tra và cá basa.

Ban đầu phương thức kinh doanh là gia công xuất khẩu. Hai năm sau, Vĩnh Hoàn thành lập cơ sở chế biến riêng bằng cách thuê lại một xưởng sản xuất tại Cao Lãnh (Đồng Tháp). Nhờ việc am hiểu các hoạt động ngoại thương và có mối quan hệ từ trước, bà Khanh sớm tìm được chỗ đứng cho sản phẩm ở thị trường nước ngoài.

Năm 2003 ngành xuất khẩu cá tra bùng nổ cũng là lúc lần đầu tiên Vĩnh Hoàn vươn lên dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu cá tra cả nước. Cũng kể từ đó, trên thương trường, bà Trương Thị Lệ Khanh được mệnh danh là "nữ hoàng" cá tra.

Vào năm 2007, chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE: VHC). Ở thời điểm này, Vĩnh Hoàn vẫn là doanh nghiệp xếp thứ 3 trong top các nhà xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam, sau Nam Việt và Agifish. Năm 2009, sau 12 năm thành lập, Vĩnh Hoàn bước vào vị trí số 2 trong Top các nhà xuất khẩu cá tra, basa lớn nhất Việt Namm chỉ sau Thủy sản Hùng Vương. Tuy nhiên, Vĩnh Hoàn nhanh chóng soán ngôi và giữ vững vị thế "Nữ hoàng" cá tra của mình kể từ tháng 3/2010.

Tuy nhiên, trong hai năm 2019, 2020, do bị tác động bởi các chính sách bảo hộ thương mại và các thị trường trọng điểm tại Mỹ, Châu Âu bị ảnh hưởng bởi Covid-19 nên doanh thu và lợi nhuận của Vĩnh Hoàn giảm mạnh.

Hiện bà Khanh đang sở hữu gần 80 triệu cổ phiếu VHC, tương đương tỷ lệ 43,16%. Với mức giá cổ phiếu đang được giao dịch hiện tại, xấp xỉ 37.000 đồng/cp, tài sản bà Khanh ở Vĩnh Hoàn khoảng gần 3.000 tỷ đồng. Với khối tài sản này, bà Khanh hiện đang là người giàu thứ 33 trong bảng xếp hạng người giàu trên thị trường chứng khoán Việt.

Bà Nguyễn Bạch Điệp - Chủ tịch FPT Retai

Nổi tiếng với biệt danh “người đàn bà thép”, doanh nhân Nguyễn Bạch Diệp, sinh năm 1972, tốt nghiệp Đại học Mở TP. HCM ngành Quản trị kinh doanh. 

Bà Nguyễn Bạch Điệp bắt đầu làm việc tại FPT, một tập đoàn công nghệ hàng đầu và là công ty mẹ của FPT Retail từ năm 1997, ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Kể từ khi gia nhập FPT Retail 8 năm trước và trở thành Chủ tịch năm 2017, bà Nguyễn Bạch Điệp đã góp phần xây dựng công ty trở thành nhà bán lẻ thiết bị công nghệ lớn thứ hai Việt Nam, với hơn 630 cửa hàng trên toàn quốc.

Bà Nguyễn Bạch Điệp – Chủ tịch FPT Retail.

Trong năm 2017, bà đã bổ sung thêm lĩnh vực bán lẻ dược phẩm với thương vụ mua phần lớn cổ phần của chuỗi nhà thuốc Long Châu và mở rộng từ 4 cửa hàng lên khoảng 160. Để đáp ứng nhu cầu về mặt hàng dược phẩm gia tăng trong thời kỳ đại dịch, FPT Retail đặt kế hoạch mở thêm 60 nhà thuốc trong năm nay.

Vào tháng 4/2018, 40 triệu cổ phiếu FRT của FPT Retail đã chính thức niêm yết trên sàn HoSE đã khiến nhiều nhà đầu tư quan tâm. Ngày khi chào sàn, cổ phiếu FRT đã tăng kịch trần 20% lên 150.000 đồng/cổ phiếu. Giá trị vốn hóa của FPT Retail theo đó tăng vọt từ 5.000 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2018, doanh nghiệp này chính thức công bố thành lập công ty con là Công ty Cổ phần dược phẩm FPT Long Châu (FPT Pharma) có vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Theo đó, FPT Retail sẽ nắm 75% vốn của FPT Pharma, tương đương giá trị 75 tỷ đồng. Người đại diện theo pháp luật của FPT Pharma là bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch của FPT Retail.

Từ nay đến năm 2022, FPT Retail tham vọng sẽ mở thêm 100 nhà thuốc, kiểm soát 30% thị phần thị trường dược phẩm tại Việt Nam.

ĐỌC NHIỀU