Chân dung Ông Lê Vĩnh Sơn - Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hà lần thứ 2 trúng cử Đại biểu HĐND TP. Hà Nội
Ông Lê Vĩnh Sơn là ai?
Ông Lê Vĩnh Sơn sinh ngày 21/9/1974 hiện tại đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Ông là người sáng lập Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà (Tập đoàn Sơn Hà) từ những ngày đầu tiên. Ngoài nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị của công ty, ông còn là đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội khóa XV nhiệm kỳ 2016 – 2021. Bên cạnh đó, ông Sơn còn là PCT Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam; PCT Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam – Thành phố Hà Nội; Chủ tịch Chuyên đề Năng lượng sạch của Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam.
Ông Lê Vĩnh Sơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Sơn Hà
Lê Vĩnh Sơn - Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hà trúng cử đại biểu HĐND TP. Hà Nội
Ông Lê Vĩnh Sơn - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà (SHI) vừa trúng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội trong nhiệm kỳ từ năm 2021 – 2026.
Không chỉ ngồi "ghế nóng" tại Tập đoàn Sơn Hà, ông Lê Vĩnh Sơn còn Chủ tịch Công ty Cổ phần Phát triển năng lượng Sơn Hà (SHE).
Không chỉ thế ông Lê Vĩnh Sơn còn là đại biểu HĐND Thành phố Hà Nội khóa XV nhiệm kỳ 2016 – 2021; Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam – Thành phố Hà Nội; Chủ tịch Chuyên đề Năng lượng sạch của Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam.
Ông Lê Vĩnh Sơn: “Sơn Hà chưa phải là doanh nghiệp vĩ đại nhưng chắc chắn không phải là doanh nghiệp tầm thường”
Nhắc đến Sơn Hà người ta sẽ nghĩ ngay đến bồn nước - sản phẩm chất lượng được đa số người dân tin tưởng sử dụng. Thương hiệu bồn nước Sơn Hà đã khắc sâu trong tâm trí mỗi khách hàng bởi chất lượng tốt, giá cả phải chăng. Tuy nhiên, ông Sơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Sơn Hà lại cho biết: “Tập đoàn không chỉ mạnh ở sản phẩm bồn nước mà còn mạnh rất nhiều mảng khác. Sơn Hà chưa phải là doanh nghiệp vĩ đại nhưng chắc chắn rằng không phải là doanh nghiệp tầm thường”. Và đến hiện tại, Sơn Hà đã làm ra rất nhiều sản phẩm mới, sản phẩm tiên phong trong đó có hàm lượng chất xám cao và hướng đi rất bài bản.
Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà
Cách đây 20 năm, Sơn Hà bắt đầu sản xuất thương mại thuần túy bởi những người đứng đầu muốn làm một cách nghiêm túc. Thế nên các sản phẩm của Sơn Hà dù được sản xuất với công nghệ cao hay chưa cao cũng đều tốt, đều mang đúng tinh thần “chăm sóc tốt cho gia đình Việt” bởi đó là các sản phẩm bền vững, thân thiện với môi trường. Đó là các sản phẩm gia dụng như bồn nước, thép không rỉ, bình nước nóng Thái Dương Năng.
Theo ông Sơn, để những sản phẩm này có tính chuyên sâu và mang tính chiến lược thì Tập đoàn đã vạch ra cho mình hướng đi bài bản để có thể phát triển bền vững.
Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hà: Trách nhiệm xã hội và tiên phong dường như là “tính cách thương hiệu” của tôi
Mục đích của mỗi doanh nghiệp trong kinh doanh chính là tạo ra tiền cũng như các giá trị khác. Các doanh nghiệp đua sức nhau để sáng tạo với mục đích làm sao kiếm được tiền. Và cách để các doanh nghiệp dễ kiếm tiền nhất là vận dụng cơ chế làm dự án, sản xuất những cái dễ như thương mại buôn bán và trao đổi, mua vào rẻ bán ra đắt. Còn ở mức độ cao hơn, chuyên sâu hơn thì các doanh nghiệp cần có cho mình những tính toán mang tính chiến lược. Bởi thế chiến lược tốt thì mới có thể tạo ra được sự bền vững, tạo nên được những doanh nghiệp dẫn đầu.
Quan điểm của ông Sơn trong kinh doanh chính là vừa phát triển bền vững song song với trách nhiệm xã hội
Nếu để ý kỹ một chút, mọi người sẽ thấy tất cả những sản phẩm của Sơn Hà từ trước tới giờ đều gắn với slogan “chăm sóc cho gia đình Việt”. Và khi Sơn Hà tiên phong trong nhiều lĩnh vực mới thì Tập đoàn vẫn hướng tới mục tiêu là vừa phát triển bền vững song song với trách nhiệm xã hội.
Chủ tịch Lê Vĩnh Sơn: Anh em chúng tôi đường ai nấy đi chỉ vì cái tôi quá lớn
Tập đoàn Sơn Hà có hai đế chế riêng tại hai miền đất nước, miền Bắc do ông Lê Vĩnh Sơn tiếp quản còn miền Nam do ông Lê Hoàng Hà tiếp quản. Thương hiệu đồ gia dụng nổi tiếng trên thị trường này xuất thân là công ty gia đình và được ghép tên của hai anh em.
Đầu tiên, Sơn Hà gây dựng danh tiếng tại khu vực phía Bắc, tuy nhiên, trong bối cảnh quy mô ngày càng được mở rộng thì công ty đã tính đến việc sẽ xây dựng thị phần tại khu vực phía Nam.
Để có thể đảm bảo sự thống nhất trong Tập đoàn, hai anh em Lê Vĩnh Sơn và Lê Hoàng Hà chia nhau đứng đầu từng khu vực - cả hai pháp nhân đều sản xuất và bán sản phẩm của Sơn Hà. Cũng từ đây, trong nội bộ của Tập đoàn đã có một thỏa thuận ngầm được đặt ra. Cụ thể, công ty của ông Sơn sẽ bán các sản phẩm dưới thương hiệu Sơn Hà từ Đà Nẵng trở ra phía Bắc, công ty của ông Hà sẽ bán sản phẩm thương hiệu của Sơn Hà từ Quảng Nam trở vào trong. Việc quy định ngầm này được đặt ra nhằm tách bạch thị trường cũng như giữ được quyền lợi của 2 doanh nghiệp. Tuy nhiên, đằng sau quyết định này lại là sự tách bạch dần giữa hai anh em trong triết lý kinh doanh.
Ông Sơn cho biết: “Mối quan hệ của anh em trong gia đình vẫn rất tốt nhưng quan hệ về tư tưởng trong kinh doanh khác nhau và mỗi người đều có cái tôi riêng của mình đã khiến cho các quyết định của Sơn Hà dù to hay nhỏ đều khó có thể đi đến sự thống nhất. Và đây chính là điều mà chúng tôi quyết định tách bạch hoàn toàn giữa SHI và SHA”.
Anh em Tập đoàn Sơn Hà
Việc tách bạch này đã khiến cho căng thẳng của ông Sơn và ông Hà xảy ra. Điển hình chính là Tập đoàn Sơn Hà tính đến việc tái cấu trúc hoạt động theo mô hình Holding hoặc vẫn để pháp nhân và quản lý theo từng mảng kinh doanh. Thời điểm này ông Sơn lựa chọn mô hình Holding còn ông Hà lại bảo vệ quan điểm duy trì 1 pháp nhân do lo ngại về vấn đề gặp rủi ro.
Ngoài ra, ông Sơn và ông Hà cũng không cùng quan điểm chung khi phát triển kênh bán hàng - yếu tố quan trọng đối với một doanh nghiệp sản xuất như Sơn Hà. Ông Sơn thì giữ quan điểm phát triển hệ thống chi nhánh của riêng Sơn Hà để tránh sự phụ thuộc với các nhà phân phối bên ngoài thì ông Hà lại kiên định với mục tiêu phát triển kênh bán hàng thông qua nhà phân phối.
Tuy có sự tách bạch rõ ràng trong kinh doanh nhưng ông Sơn vẫn luôn tin rằng cuối cùng thì Sơn Hà vẫn về cùng một mối. Và câu chuyện hợp nhất Sơn Hà sẽ là câu chuyện của nhiều năm nữa.
Ông Sơn chia sẻ rằng: “Khi cả tôi và anh Hà đều có tuổi, khi cái tôi và các tính của mỗi người không còn nữa thì khi đó hoạt động kinh doanh của cả hai miền có thể sẽ hợp thành một. Nhưng chắc rằng, câu chuyện này chưa thể diễn ra trong thời gian ngắn”.
Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hà trải lòng về bài học thương trường: Trong 1.000 ngày, tôi mất 1.000 tỷ
Ông Sơn cho biết cú “ngã ngựa” đầu tiên của Tập đoàn Sơn Hà bắt đầu vào năm 2008 - năm nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến cho hoạt động kinh doanh của tập đoàn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lúc này, Chính Phủ tung ra kế hoạch sử dụng 1 tỷ USD (17 tỷ đồng) để kích cầu đầu tư, thực hiện thông qua bù lãi suất để doanh nghiệp có cơ hội vay vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, khi đã có tiền rồi, các doanh nghiệp lại không rót vào sản xuất kinh doanh mà thi nhau đổ vào đầu tư bất động sản. Trong vòng xoáy đầu tư bất động sản “điên cuồng” đó thì Tập đoàn Sơn Hà cũng không thoát khỏi sự cám dỗ. Tiền được Sơn Hà rót mạnh vào bất động sản... nhưng đã rơi vào cảnh “một đi không trở lại”.
Ông Sơn chia sẻ về cú ngã ngựa trong kinh doanh của Sơn Hà
Ông Sơn chia sẻ rằng: “Có giai đoạn dự án phải buông bỏ hoặc cho không còn bán lại thì không đáng bao nhiêu. Và sau cú đấy, Sơn Hà mất 600 tỷ đồng. Tàn dư của nó vẫn còn đến hôm nay, tức là một số danh mục tôi vẫn giữ, vẫn phải duy trì, hết hạn thì xin gia hạn thêm. Bởi vì nó vướng phải một loạt khó khăn như chuyện giải phóng mặt bằng”.
Nhắc đến đây, Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hà còn rùng mình bởi ông cho biết giai đoạn đó là bắt đầu từ năm 2010, đến năm 2011 thì dính đòn và trả đến năm 2014. Mỗi ngày đều đếm và ông đã đếm hơn 1.000 ngày.
Thua ở Bất động sản thì Sơn Hà lại mở thêm đường mới là mở siêu thị nhưng càng chơi càng lỗ. Lúc này, ông Sơn mua lại tòa nhà Vinaconex Plaza ở Hà Đông để mở siêu thị. Lúc chuyển sang mô hình bán lẻ, ông Phạm Đình Đoàn, chủ tịch tập đoàn Phú Thái có nhắn nhủ ông Sơn rằng bán lẻ cũng là vấn đề, phải tính.
Nhưng lúc đó ông Sơn còn trẻ, cũng rất máu nên quyết định cứ mở. Tuy nhiên, bán lẻ không phải là một miếng bánh dễ xơi nên sau một thời gian hoạt động, ông Sơn ngồi tính thì “lỗ”.
Ông Sơn than thở rằng: “Tính ra tất tần tật cái bán lẻ cộng chung với bất động sản, nó ra con số là 1.000. Cuộc đời mình ở khúc này gắn với con số 1.000 đó là 1.000 ngày và 1.000 tỷ. Đây chính là bài học mà đối với bản thân tôi là quá kinh khủng”.
Lời hứa của ông Sơn với cổ đông sau hai cú “ngã ngựa” và bài học với con số 1.000
Đến hiện tại, khi đã vượt qua được giai đoạn đen tối nhất của cuộc đời, ông Sơn nói rằng: “Tôi đã hứa với các cổ đông là trong 5 năm sẽ không làm bất động sản. Đến nay đã gần mãn hạn 5 năm nhưng tôi tin là sau 5 năm thì tôi vẫn quyết định chưa tham gia vào lĩnh vực bất động sản”.
Ông Sơn cũng khẳng định: “Tôi chỉ tham gia vào bất động sản khi tập đoàn đã lớn hơn, ngành nghề cũng vững chắc hơn. Nếu chơi bất động sản, tôi sẽ dùng 1.000 tỷ và xác định trong trường hợp xấu nhất thì mất luôn 1.000 tỷ này, coi như đấy là mình chơi. Việc chơi bất động sản sẽ phải không làm ảnh hưởng đến hệ thống chủ lực của mình thì tôi mới chơi. Dứt khoát tôi sẽ chơi theo kiểu đó chứ không phải chơi theo kiểu “đánh bạc tất tay” mà làm cho mình trở nên tụt hậu hay xiêu đổ cả giá trị cốt lõi”.
Xem thêm: Ông Bùi Xuân Huy - 10 năm tâm huyết đồng hành cùng sự phát triển của Novaland
Tâm Phạm