Chấp hành chịu phạt xong, Alifaco không ngăn quảng cáo có hành vi lừa dối ?

09:33 | 07/06/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Dù vừa mới bị phạt 50 triệu đồng do các vi phạm trong quảng cáo thực phẩm. Tuy nhiên, trên nhiều website, TPBVSK Boca vẫn đang quảng cáo có công dụng như thuốc chữa bệnh, hay “khắc phục được tình trạng hư khớp".

Lừa dối để bán hàng

Trước đó, hồi tháng 4 qua phản ánh từ đường dây nóng, Cục An toàn thực phẩm đã tiến hành xác minh và phát hiện Công ty TNHH Một Thành Viên Alifaco (Tầng 4, tháp AB Imeperia Garden, 203 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Boca vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm.

Chấp hành chịu phạt xong, Alifaco không ngăn quảng cáo có hành vi lừa dối ? - ảnh 1

Dù đã bị Cục ATTP xử phạt 50 triệu đồng do vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo thực phẩm, nhưng TPBVSK Boca vẫn quảng cáo... như cũ ...

 

Với những vi phạm này, ngày 05/4/2021 Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 09/QĐ-XPVPHC đối với Công ty này về hành vi vi phạm: Quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Boca trên các website https://www.viensui-boca.com và https://www.viensuiboca.work  gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, với số tiền 50 triệu đồng.

Chấp hành chịu phạt xong, Alifaco không ngăn quảng cáo có hành vi lừa dối ? - ảnh 2

Cùng với đó, Cục An toàn thực phẩm đã buộc Công ty TNHH Một Thành Viên Alifaco tháo gỡ nội dung quảng cáo vi phạm; cải chính thông tin theo quy định.

Thế nhưng, sau khi 2 website quảng cáo trên được đóng lại thì hàng loạt các website mới “như nấm sau mưa” lại mọc lên, liên tục “khuếch trương” TPBVSK Boca có công dụng như thuốc chữa bệnh vi phạm luật quảng cáo.

Minh chứng cụ thể là tại các website https://www.skhoecongdong.xyz/xuongkhopboca.cc?utm_source=coccoc_context&utm_medium=CPC&utm_campaign=search-cc&utm_term=boca&utm_content=34961735; https://www.websitechinhhang.info/24h?gclid=Cj0KCQjwweyFBhDvARIsAA67M72NBiks8Iyin71Kq1XnghsxsVxhojm-icdT7UWkK8KjauKcNvr41RQaAjcgEALw_wcB; https://khop.suibocachinhhang.online/search-cc-boca?utm_source=coccoc_context&utm_medium=CPC&utm_campaign=search-cc&utm_term=boca&utm_content=35079302; http://www.songvuikhoe24h.online/thong-tin-boca?utm_source=coccoc_context&utm_medium=CPC&utm_campaign=16%2F6%20Boca%20chính%20hãng&utm_term=boca&utm_co,..

Chấp hành chịu phạt xong, Alifaco không ngăn quảng cáo có hành vi lừa dối ? - ảnh 3

Ông Phạm Hưng Củng chỉ là Bs Ck không phải là Giáo sư, nhưng nhãn hàng đã phong cho Bác sĩ Củng là Giáo sư?

TPBVSK Boca liên tục được tung hô, quảng cáo với chiêu trò hết sức tinh vi. Những đối tượng này liệt kê hàng loạt các công dụng, thành phần sản phẩm thông qua các hình ảnh, những con chữ được “chắp cánh” như “ giải pháp đột phá mới cho người mắc thoái hóa – thoát vị đĩa đệm – đau nhức xương khớp từ công nghệ Enzyme siêu hoạt hóa độc quyền từ CHLB Đức” hay như “...viên sủi Boca giúp giảm đau kháng viêm và khắc phục được tình trạng hư khớp”

Chấp hành chịu phạt xong, Alifaco không ngăn quảng cáo có hành vi lừa dối ? - ảnh 4

Do quảng cáo Google chỉ là sản phẩm chức năng nên các nhãn hàng đã đánh chữ t.hoát v.ị đ.ĩa đ.ệm cách để không bị kiểm duyệt.

Đặc biệt là các video clip xuất hiện các chuyên gia Việt Nam hay nước ngoài, các giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ, hay cả những chia sẻ của những người tiêu dùng giới thiệu quảng bá sản phẩm với những công dụng như thuốc điều trị, lừa dối người tiêu dùng khiến người tiêu dùng hiểu nhầm sản phẩm này có công dụng như thuốc chữa bệnh.

Chấp hành chịu phạt xong, Alifaco không ngăn quảng cáo có hành vi lừa dối ? - ảnh 5

Và để rộng đường dư luận PV đã gọi tới số điện thoại hotline 0982082158 tại trang web https://khop.suibocachinhhang.online/search-cc-boca?utm_source=coccoc_context&utm_medium=CPC&utm_campaign=search-cc&utm_term=boca&utm_content=35079302, một giọng nam lên tiếng nói “...chị chờ 1,2 phút chuyên viên bên em sẽ gọi điện lại tư vấn”.

Quả nhiên chỉ ít phút sau số điện thoại 0867922908 gọi tới xưng tên là Hương, sau đó vị này bắt đầu hỏi han và mô tả các triệu chứng bệnh lý này từ nhẹ đến nặng như một bác sĩ rất dày dạn kinh nghiệm thực thụ. Điều này khiến cho bất kỳ bệnh nhân nào đang mang bệnh trong mình sẽ khó mà có những hoài nghi nào về sản phẩm.

Đã thế, vị này còn khẳng định “bên chúng tôi điều trị cho rất nhiều người. đây là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đang ứng dụng theo công nghệ bên Đức – công nghệ tiên tiến nhất hiện nay . Bệnh nhân chỉ uống từ 5 -7 ngày là đã thấy hiệu quả rồi chứ không phải uống cả liệu trình mới hiệu quả. Nhưng ở đây chúng tôi chỉ hỗ trợ cho bệnh nhân chủ yếu là liệu trình 20 ngày và 30 ngày. Đối với liệu trình 20 ngày sẽ có 2 hộp viên sủi Boca, mỗi hộp có giá 790.000 đồng, 2 hộp có giá 1.580.000 đồng và được hỗ trợ thêm một hộp xịt xoa bóp. Còn liệu trình 30 ngày là 3 hộp có giá 2.370.000 đồng sẽ được hỗ trợ thêm 01 hộp Boca gold...”

Thậm chí vị này còn “nổ” “chúng tôi là thương hiệu có uy tín 3 năm trở lại đây rồi” trong khi theo Giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm Cục ATTP Bộ  Y tế cấp sản phẩm này mới được lưu hành từ 31/03/2020 tức mới được 14 tháng.

Chấp hành chịu phạt xong, Alifaco không ngăn quảng cáo có hành vi lừa dối ? - ảnh 6

Giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm số 2577/2020/ĐKSP do Cục ATTP Bộ Y tế cấp lưu hành cho sản phẩm TPBVSK Boca ngày 31/3/2020. 

Sản phẩm TPBVSK Boca do Công ty TNHH một thành viên Alifaco có mã số thuế 0108954883 chịu trách nhiệm công bố. Đại diện pháp luật của Công ty là ông Đinh Hoàng Trung. Công ty này có địa chỉ tại tầng 4, Tháp AB Imperia Garden, 203 Nguyễn Huy Tưởng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. và do Công ty TNHH thương mại Dược phẩm Trang Ly có địa chỉ tại KCN Nguyên Khê, tổ 61 thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội sản xuất.  

Phải chăng để bán được sản phẩm, Công ty này đã bất chấp các nội quy, quy định của pháp luật, coi thường an toàn sức khỏe của người bệnh, tự tung tự tác quảng cáo quá phạm vi công dụng  của sản phẩm nhằm lợi ích riêng hay do chế tài xử phạt còn chưa đủ sức dăn đe nên Công ty này vẫn “chứng nào tật nấy” coi thường pháp luật?

Chấp hành chịu phạt xong, Alifaco không ngăn quảng cáo có hành vi lừa dối ? - ảnh 7

 

Nhãn hàng này liên tục đăng tải rất nhiều các coment, phản hồi của khách hàng, phải chăng đây là chiêu trò dụ dỗ người bệnh?

Làm gì để tránh bị bịp ?

Liên quan tới vấn nạn này thời gian qua các cơ quan chức năng cũng đã tiến hành ra quân kiểm tra chấn chỉnh, xử lý, xử phạt, thậm chí thu hồi, rút giấy phép rất nhiều các công ty, cơ sở từ sản xuất đến kinh doanh thương mại TPBVSK, TPCN, hay cả những biện pháp chấn chỉnh đối với các ca sĩ, nghệ sĩ,... tham ra quảng cáo cho các hãng này để đảm bảo cho an toàn sức khỏe và tài chính cho người tiêu dùng và các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng, TPBVSK, cơ sở kinh doanh thương mại chân chính hợp pháp không bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên thực tế, ác đối tượng này sử dụng các chiêu trò hết sức tinh vi khiến cơ quan quản lý rất khó kiểm soát. Bởi khi bị thanh kiểm tra xử phạt thì những đối tượng này lại sẵn sàng hủy bỏ các trang website này, sau đó lại lập ra những website khác để tiếp tục các hành vi lợi ích...

Chấp hành chịu phạt xong, Alifaco không ngăn quảng cáo có hành vi lừa dối ? - ảnh 8

Do vậy, trước hết nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, Cục ATTP Bộ Y tế khuyến cáo người tiêu dùng nên cảnh giác với các hành vi:

Thứ nhất, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế;

Hai là, gọi điện thoại tự xưng là bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế tư vấn, “bắt bệnh” và giới thiệu để bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe;

Ba là, gọi điện thoại tự xưng là bệnh nhân đã khỏi bệnh sau khi sử dụng sản phẩm để giới thiệu và bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Đồng thời Cục cũng khuyến cáo người dân cần lưu ý các điểm sau đây trước khi mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

Một là, thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.

Hai là, Tra cứu thông tin liên quan đến công bố và quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/ và https://nghidinh15.vfa.gov.vn/  trước khi quyết định chọn mua sản phẩm;

Ba là, đọc kỹ nhãn sản phẩm, trên nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe luôn ghi dòng chữ: “thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; xem rõ về thành phần, tác dụng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe;  

Bốn là, chọn mua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và nhà sản xuất  sản phẩm rõ ràng;

Năm là, mua sản phẩm phải có hóa đơn/đơn hàng của người bán để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hoá giữa hai bên.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin...

 Thanh Vân

Xem thêm: Mắc loạt sai phạm: TPBVSK ZAWA chịu thu hồi giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm