Chỉ số giá tiêu dùng quý I/2020 cao nhất 5 năm gần đây
(DNVN) - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2020 và bình quân quý I/2020 so với cùng kỳ năm 2019 đều ở mức cao, lần lượt tăng 5,56% và 0,34%...
Theo Báo cáo số 47/BC-TCTK ngày 27/3/2020 của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, giá xăng dầu thế giới giảm mạnh và nguồn cung gia cầm dồi dào là 3 nguyên nhân chính làm cho CPI tháng 3/2020 giảm 0,72% so với tháng 02/2020.
Cụ thể, có 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm, trong đó: nhóm giao thông giảm nhiều nhất với 4,87%, chủ yếu do tác động của điều chỉnh giảm giá xăng, dầu vào thời điểm 29/02/2020 và 15/3/2020 làm giá xăng, dầu giảm 9,83% (tác động làm CPI chung giảm 0,43%) và giá dịch vụ giao thông công cộng giảm.
Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 1,4% do nhu cầu đi lại, du lịch, lễ hội của người dân giảm mạnh bởi ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,43%, trong đó: lương thực tăng 1,09%; thực phẩm giảm 0,89%; ăn uống ngoài gia đình giảm 0,01%.
Bên cạnh đó, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,25% (giá gas giảm 5,91% do giá gas trong nước điều chỉnh giảm làm CPI chung giảm 0,07% và giá dầu hỏa giảm 12,08%), nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,15%, nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,11% và nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,06%.
Ngoài ra, các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác có chỉ số giá tăng gồm: thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09% do giá dịch vụ giúp việc gia đình tăng 0,64% và nhu cầu sử dụng các loại vật phẩm tiêu dùng gia đình trong mùa dịch COVID-19 tăng, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05%, nhóm giáo dục tăng 0,04%, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,16%.
CPI bình quân quý I/2020 so với cùng kỳ năm 2019 tăng 5,56%, CPI tháng 3/2020 tăng 0,34% so với tháng 12/2019 và tăng 4,87% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chủ yếu làm CPI quý I/2020 tăng là do nhu cầu về nhiều loại mặt hàng trong dịp Tết Nguyên đán như lương thực, thực phẩm tăng cao so với cùng kỳ năm 2019. Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 làm giá rau trong quý I/2020 tăng 4,14% do rau, quả Trung Quốc không xuất được sang Việt Nam, đồng thời làm giá các mặt hàng thuốc y tế, điện sinh hoạt và nước sinh hoạt tăng cao, lần lượt là 1,43%, 9,89% và 4,75%.
Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI quý I/2020, có một số yếu tố góp phần kiềm chế CPI gồm: giá xăng dầu được điều chỉnh giảm 5 đợt kể từ đầu năm với giá xăng A95 giảm 4.180 đồng/lít, giá xăng E5 giảm 3.830 đồng/lít, giá dầu diesel giảm 3.560 đồng/lít. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch COVID-19 và nhu cầu đi lại, du lịch của người dân sau Tết giảm làm giá của nhóm du lịch trọn gói giảm 1,74% so với cùng kỳ năm 2019; giá cước vận tải của các loại phương tiện như tàu hỏa, máy bay giảm...
Lạm phát cơ bản tháng 3/2020 giảm 0,06% so với tháng 02/2020 và tăng 2,95% so với cùng kỳ năm 2019. Lạm phát cơ bản bình quân quý I/2020 tăng 3,05% so với bình quân cùng kỳ năm 2019./.
Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 1,4% do nhu cầu đi lại, du lịch, lễ hội của người dân giảm mạnh bởi ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,43%, trong đó: lương thực tăng 1,09%; thực phẩm giảm 0,89%; ăn uống ngoài gia đình giảm 0,01%.
Bên cạnh đó, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,25% (giá gas giảm 5,91% do giá gas trong nước điều chỉnh giảm làm CPI chung giảm 0,07% và giá dầu hỏa giảm 12,08%), nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,15%, nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,11% và nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,06%.
Ngoài ra, các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác có chỉ số giá tăng gồm: thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09% do giá dịch vụ giúp việc gia đình tăng 0,64% và nhu cầu sử dụng các loại vật phẩm tiêu dùng gia đình trong mùa dịch COVID-19 tăng, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05%, nhóm giáo dục tăng 0,04%, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,16%.
CPI bình quân quý I/2020 so với cùng kỳ năm 2019 tăng 5,56%, CPI tháng 3/2020 tăng 0,34% so với tháng 12/2019 và tăng 4,87% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chủ yếu làm CPI quý I/2020 tăng là do nhu cầu về nhiều loại mặt hàng trong dịp Tết Nguyên đán như lương thực, thực phẩm tăng cao so với cùng kỳ năm 2019. Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 làm giá rau trong quý I/2020 tăng 4,14% do rau, quả Trung Quốc không xuất được sang Việt Nam, đồng thời làm giá các mặt hàng thuốc y tế, điện sinh hoạt và nước sinh hoạt tăng cao, lần lượt là 1,43%, 9,89% và 4,75%.
Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI quý I/2020, có một số yếu tố góp phần kiềm chế CPI gồm: giá xăng dầu được điều chỉnh giảm 5 đợt kể từ đầu năm với giá xăng A95 giảm 4.180 đồng/lít, giá xăng E5 giảm 3.830 đồng/lít, giá dầu diesel giảm 3.560 đồng/lít. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch COVID-19 và nhu cầu đi lại, du lịch của người dân sau Tết giảm làm giá của nhóm du lịch trọn gói giảm 1,74% so với cùng kỳ năm 2019; giá cước vận tải của các loại phương tiện như tàu hỏa, máy bay giảm...
Lạm phát cơ bản tháng 3/2020 giảm 0,06% so với tháng 02/2020 và tăng 2,95% so với cùng kỳ năm 2019. Lạm phát cơ bản bình quân quý I/2020 tăng 3,05% so với bình quân cùng kỳ năm 2019./.