"Choáng" với tình trạng 150 người cùng sở hữu sổ đỏ trên mảnh đất 1000m2
Theo thông tin từ báo Tiền Phong, hiện tại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tới hàng nghìn trường hợp nhiều cá nhân, hộ gia đình chung quyền sử dụng đất trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2020.
Đáng chú ý, một trường hợp trên địa bàn đó là một miếng đất 1.000m2 nhưng tới 150 người đồng sở hữu. Thông thường, theo quy định thì việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ Sở Tài nguyên Môi trường cho nhiều người chung quyền sử dụng đất là đúng theo trình tự pháp luật.
Do đó, kể từ khi quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 22/7/2019 bắt đầu hiệu lực thì nhiều người dân trên địa bàn tỉnh đã theo "trào lưu" đi mua đất nông nghiệp nhưng có nhiều đồng chủ sở hữu bởi vì tin rằng giá rẻ, lại vẫn có đầy đủ giấy tờ kèm theo.
Hiện tại, đất đồng sở hữu sẽ không giới hạn số lượng người đứng tên trên một sổ. Thông thường sẽ chỉ xuất hiện các trường hợp miếng đất 300m2 khoảng 3 người đứng tên hoặc nếu 500m2 thì có 5 người cùng đứng tên làm chủ.
Quá nhiều người đồng sở hữu một mảnh đất gây bất cập cho công tác quản lý
Nhưng trường hợp 150 người đồng sở hữu 1000m2 đất rất "đặc biệt". Nó mang nhiều rủi ro cũng như gây khó khăn cho công tác đến công tác quản lý chuyên ngành như quy hoạch, quản lý đô thị, trật tự xây dựng, đất đai của địa phương. Bên cạnh đó còn cản trở công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư, nâng cấp hình ảnh đô thị.
Trả lời phỏng vấn tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp, bà Bà Kim Ngọc - Giám đốc Bộ phận Thẩm định và Tư vấn Colliers Việt Nam - cảnh báo về những bất lợi của việc mua bán nhà đất đồng sở hữu.
Đầu tiên là thủ tục phức tạp, mất nhiều thời gian để xử lý bởi vướng đến nhiều bên đồng sở hữu. Người mua chắc chắn sẽ phải chấp nhận bán lại các mảnh đất kiểu này với thấp hơn thị trường bởi hình thức đồng sở hữu nhà đất vô cùng biến tướng, gây rủi ro cho người mua nhà.
Bên cạnh đó nhiều đối tượng xấu lợi dụng kẽ hở pháp luật, chia đất thành nhiều phần, xây nhà và đem bán và quảng cáo giá rẻ (kèm sổ hồng). Sau khi khách quyết định mua và đặt cọc bởi mức giá như vậy thì họ mới "vỡ" ra là nhà được xây trên sổ chung. Lúc này, bên bán hứa hẹn khi giao dịch xong xuôi thì sẽ tách sổ. Nhưng sau đó nhiều trường hợp người bán chây ỳ hoặc trốn tránh trách nhiệm. Như vậy, người mua sẽ chỉ còn biết phụ thuộc và không còn nắm quyền quyết định đối với bất động sản mà chính họ đang sở hữu.
Trước tình trạng này, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có văn bản gửi Sở Tài nguyên Môi trường yêu cầu tạm dừng tiến hành quy trình chuyển nhượng cho nhiều hộ gia đình, cá nhân chung quyền sử dụng một thửa đất. Bao gồm với các trường hợp đất đã tiếp nhận hồ sơ, nhưng chưa hoàn thành các thủ tục xác nhận, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trường hợp diện tích bình quân/hộ gia đình, cá nhân sử dụng trong cùng một thửa đất, thấp hơn diện tích tối thiểu thì vẫn tiến hành tách thửa theo như quy định trên địa bàn tỉnh.
H.S
Xem thêm: Thị trường bất động sản công nghiệp bùng nổ trong những tháng đầu năm 2021