Chủ tịch Masan: Khởi nghiệp từ mỳ gói và con đường xây dựng đế chế Masan của `vua` hàng tiêu dùng

14:03 | 05/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Ông Nguyễn Đăng Quang là Chủ tịch Tập đoàn Masan với quá trình khởi nghiệp từ mì gói tại trời Tây và con đường gây dựng nên đế chế trăm triệu USD.

Chủ tịch Masan là ai?

 
Ông Nguyễn Đăng Quang là nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Masan kiêm phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Ông là một trong 5 người nằm trong danh sách tỷ phú USD người Việt Nam do tạp chí Forbes vinh danh năm 2019. Khi được Forbes vinh danh là tỷ phú USD tự thân, ông Quang nắm trong tay tổng giá trị tài sản lên đến 1,2 tỷ USD.
 
Chủ tịch Masan là ai? Sự nghiệp của chủ tịch Masan
Chân dung chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang
 
Ông sinh ngày 23/08/1963 tại Quảng Trị, sở hữu thành tích học tập nổi bật từ nhỏ và là một trong những doanh nhân nổi danh từ các nước Đông Âu. Bản thân ông là một người theo lĩnh vực toán học và vật lý với học vị tiến sĩ Vật lý hạt nhân - Đại học Vật lý Ứng dụng - Viện Hàn lâm Khoa học - Belarus.
 
Theo tạp chí Forbes, ông Quang khởi nghiệp từ việc bán mỳ gói cho người Việt sinh sống tại khu vực các nước Đông Âu. Dần dà, quá trình kinh doanh ngày càng khởi sắc và phát triển mạnh mẽ giúp ông có một số vốn để về nước thành lập Tập đoàn Masan. Sau đó, ông tiếp tục cùng với tỷ phú Hồ Hùng Anh đầu tư vào Ngân hàng Techcombank.
 
Chủ tịch Masan là ai? Sự nghiệp của chủ tịch Masan
Cơ cấu của Masan Group
 

Sự nghiệp của chủ tịch Masan

 
Tiền thân của Masan Group là một nhà máy sản xuất mỳ gói nhỏ tại Nga do ông Nguyễn Đăng Quang thành lập vào năm 1990. Đến năm 2001, ông quyết định đưa "đứa con tinh thần" Masan Food về nước, đánh dấu sự xuất hiện của thương hiệu Masan trên thị trường Việt. Năm 2002, Masan "chào sân nhà" bằng cách tung ra một sản phẩm mới mang tên Nước tương Chin-su.
 
Chủ tịch Masan là ai? Sự nghiệp của chủ tịch Masan
 
Các sản phẩm làm nên tên tuổi của Masan
 
Tháng 11 năm 2004, Công ty CP Hàng Hải Masan (MSC) chính thức được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 3,2 tỷ đồng. Năm 2007, Masan tiếp tục chiếm lĩnh thị trường bằng một sản phẩm mỳ gói mang tên Omachi. Đến tháng 7 năm 2009, MSC được chuyển giao toàn bộ cho Công ty CP Tập đoàn Masan tăng số vốn từ 32 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng. Masan đã là công ty Việt Nam thành công nhất về xuất khẩu sang thị trường Nga. Lúc cao điểm, doanh số xuất khẩu của Masan sang thị trường Nga đạt trên 100 triệu USD mỗi năm.

Với tầm nhìn chiến lược của một doanh nhân có kinh nghiệm kinh doanh nơi trời Tây, ông Quang không chỉ dừng lại với những thành công ở thị trường nội địa mà còn ôm tham vọng chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Và điều đó đã được Masan chỉ rõ bằng cái bắt tay với đối tác chiến lược với Singha (Singha Asia Holding Pte Ltd) của Thái Lan năm 2015. Khi ấy, Masan tuyên bố sẽ mở rộng thị trường kinh doanh thực phẩm và đồ uống ra các nước ASEAN.

Chủ tịch Masan là ai? Sự nghiệp của chủ tịch MasanMasan tiến vào thị trường ASEAN

Để mở màn cho thời kì phủ sóng tại ASEAN, tháng  9/2016, Masan tung sản phẩm nước mắm với tên gọi “Chin-Su Yod Thong” cho thị trường Thái Lan. “Chin-Su Yod Thong” đã hiên ngang cạnh tranh với hàng trăm sản phẩm cùng loại ở “thủ phủ của nước mắm”.

Năm 2019 chứng kiến một cột mốc vô cùng quan trọng khi Masan chính thức mua lại Vinmart thuộc tập đoàn VinGroup. Thương vụ chấn động này đã khiến ông Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh mất gần 5.300 tỷ do giá cổ phiếu lao dốc. Tuy nhiên, hoclamgiau cho rằng đây chỉ là bước giảm tạm thời. Bởi vì tập đoàn đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm. Vinmart sẽ như một sự bổ sung hoàn hảo cho chuỗi cung ứng của tập đoàn.

Chủ tịch Masan là ai? Sự nghiệp của chủ tịch Masan

 

Thương vụ lịch sử giữa VinGroup và Masan Group

Một điều tuyệt vời về chính sách nhân sự của Nguyễn Đăng Quang Masan khi ông gửi một bức tâm thư đến tất cả các nhân viên Vinmart. Cụ thể, Nguyễn Đăng vẫn giữ nguyên mức lương, các chính sách đãi ngộ với tất cả nhân viên đang làm việc tại Vinmart. Thêm vào đó, những nhân viên này vẫn được cộng thêm các chính sách đãi ngộ cửa tập đoàn Masan Group. Chính điều này đã giúp ông ổn định lại tâm lý nhân sự cũ của Vinmart trong khi dịp Tết cổ truyền gần kề.

Bởi lẽ, chính thời điểm Tết, tập đoàn này sẽ dồn toàn lực vào việc đẩy doanh số các sản phẩm hàng tiêu dùng. Kênh bán hàng Vinmart sẽ như một điểm tiêu thụ cực tốt cho những sản phẩm của Masan Group.

Khối tài sản khổng lồ của chủ tịch Masan

Đầu tháng 3/2019, tạp chí Forbes đã chính thức công bố danh sách tỷ phú đô la thế giới, trong đó có ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch Masan Group, 55 tuổi. Theo Forbes, ông Nguyễn Đăng Quang sở hữu khối tài sản 1,3 tỷ USD, xếp vị trí 1717 trong danh sách những người giàu nhất thế giới.

Chủ tịch Masan là ai? Sự nghiệp của chủ tịch MasanChủ tịch Nguyễn Đăng Quang lọt vào danh sách tỷ phú đô la

Tính tới tháng 10 năm 2020, dù chủ tịch Nguyễn Đăng Quang đã rời khỏi vị trí lãnh đạo chủ chốt tại Masan nhưng đà tăng mạnh mẽ của MSN trong năm đại dịch giúp chủ tịch Nguyễn Đăng Quang trở lại danh sách tỉ phú thế giới. Theo dữ liệu thời gian thực của Forbes ngày 26/10, tổng tài sản của ông Quang đạt 1,4 tỉ USD, xếp thứ 1.832 trong danh sách.


Thanh Thùy (T/h)

Xem thêm: CEO FPT: Từ kĩ thuật viên trẻ tới `đầu tàu` tập đoàn công nghệ trăm triệu USD giá trị nhất Việt Nam


ĐỌC NHIỀU