Chủ tịch VCCI: Cần tận dụng đội ngũ bác sĩ, y tá trong nhà máy
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã kiến nghị Chính phủ thực hiện những giải pháp cấp bách để trợ giúp doanh nghiệp bình thường hóa hoạt động và tăng tính hiệu quả. Bởi hiện tại, tình hình dịch bệnh còn phức tạp với những tác động nghiêm trọng tới doanh nghiệp và tổng thể nền kinh tế.
Cụ thể, VCCI đề xuất ba giải pháp dưới đây.
Đầu tiên, cần xây dựng và triển khai cẩm nang các biện pháp an toàn và kiểm soát sự lây nhiễm covid 19 trong doanh nghiệp. Hiện VCCI và các hiệp hội doanh nghiệp đang dự thảo một cẩm nang để hỗ trợ các nhà máy xây dựng kế hoạch tái khởi động sản xuất một cách linh hoạt, có lộ trình và đảm bảo an toàn sức khỏe của người lao động luôn là ưu tiên hàng đầu.
Dự thảo này đang làm dựa trên các hướng dẫn về an toàn và sức khỏe, phù hợp với các yêu cầu về kiểm soát dịch bệnh Covid-19 của chính phủ Việt Nam và các tiêu chuẩn của Tổ chức y tế Thế giới (WHO), tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia khác đi trước như các bài học thực hành tốt từ các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các hướng dẫn của Bộ Y Tế thời gian qua.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) TS Vũ Tiến Lộc
Theo Chủ tịch VCCI TS Vũ Tiến Lộc có thể triển khai thí điểm trước tại một số khai điểm. Sau đó đánh giá và nhân rộng đại trà, đồng ý cho phép doanh nghiệp hoạt động với quy mô phù hợp với năng lực. Ông Lộc cũng đề nghị các doanh nghiệp có thể bắt đầu tái khởi động từ 20%, 30%, 50%, 70% quy mô sản xuất và nâng dần lên theo thời gian.
Thứ hai, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn được chung tay để kiểm soát tình hình dịch bệnh, giảm áp lực cho đội ngũ y tế tại các bệnh viện.
VCCI nhấn mạnh cần tận dụng đội ngũ bác sĩ, y tá trong nhà máy hoặc liên kết với các phòng khám, bệnh viện có uy tín. Cần sử dụng nguồn lực này để giúp đẩy nhanh chương trình tiêm chủng vaccine, xét nghiệm tại chỗ cho công nhân. Qua đó giúp nhà máy có thể mở cửa vận hành lại từng phần.
Thậm chí, theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thì có thể tổ chức đào tạo cho nhân viên y tế của nhà máy để họ có thể hỗ trợ triển khai việc tiêm chủng vaccine cho người lao động của nhà máy và triển khai xét nghiệm nhanh tại chỗ. Do đó, VCCI đề nghị Chính phủ nhập khẩu hoặc sản xuất các bộ xét nghiệm nhanh để tăng tốc độ xét nghiệm sàng lọc và xét nghiệm tại chỗ...
Thứ ba, việc phối hợp, trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp cần phải tăng cường mạnh mẽ hơn.
VCCI nêu rõ trao đổi thông tin đối thoại giữa các doanh nghiệp với chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý cấp trung ương sẽ đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ của doanh nghiệp đối với các quy định được Nhà nước ban hành. Ngược lại, tiến hành công đoạn này cũng giúp khối doan nghiệp kịp thời chia sẻ, phản ánh các thông tin vướng mắc và đưa ra những sáng kiến để chung tay với cả nước vượt qua các thách thức ở giai đoạn hiện nay và trong tương lai.
TS. Vũ Tiến Lộc đề nghị trong giai đoạn này Chính phủ nên tổ chức cuộc họp giao ban, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, có sự tham dự của các bộ ngành và đặc biệt là chính quyền địa phương để kịp thời tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động.
Mặc dù những chỉ đạo của nhà nước trong thời gian qua là kịp thời nhưng tình hình dịch bệnh phức tạp dẫn đến đóng cửa dài ngày thì những khó khăn kinh tế, xã hội mà Việt Nam và người dân Việt Nam phải đối mặt sẽ lớn theo.
Ông Lộc cho rằng các giải pháp hiện hành như "3 tại chỗ" chỉ là ngắn hạn và có thể dẫn đến các rủi ro về thực hành lao động, gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Trong khi đó, chương trình vaccine cần có thời gian.
Trước đó, VCCI đã góp ý dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành nhóm giải pháp thu ngân sách để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19. Cụ thể, cơ quan này tin rằng cần kéo dài các biện pháp các chính sách hỗ trợ đến giữa năm 2022. Cần bổ sung các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chi phí phòng chống dịch bệnh trong quá trình duy trì sản xuất, ít nhất là tại các địa phương và trong thời kỳ giãn cách tại một số nơi theo Chỉ thị 16 thành các khoản được hỗ trợ từ ngân sách, được khấu trừ trong các khoản nộp ngân sách kỳ tiếp sau. Ông Vũ Tiến Lộc cũng từng trả lời báo chí rằng Chính phủ ngoài những giải pháp hỗ trợ hiện tại có thể triển khai các biện pháp giảm giá điện sản xuất và tính toán những bước đi dài hạn hơn trong bối cảnh dịch bệnh còn phức tạp. |
H.S
Xem thêm: Bộ KH&ĐT đề xuất 8 nhóm giải pháp `cứu` doanh nghiệp trong đại dịch