Chủ tịch Vinatex Lê Tiến Trường khẳng định: Dệt may Việt Nam có mức suy giảm thấp nhất trong TOP 5
Chủ tịch Vinatex Lê Tiến Trường là ai?
Ông Lê Tiến Trường sinh ngày 04/01/1973, sinh tại Hà Nội. Quê quán ông Trường ở Hà Tây. Hiện ông cư trú tại Tập thể Bách Khoa, Phường Bách Khoa, Quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội, Việt Nam. Về trình độ học vấn, ông sở hữu trong tay bằng Thạc sỹ N/A.
Hiện nay, ông Trường đang là Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VGT), kể từ ngày 18/8/2020.
Chân dung Chủ tịch Vinatex Lê Tiến Trường là ai.
Ông Trường từng vinh dự được nhận nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý cho những thành tựu đạt được, điển hình là: Bằng khen của Bộ Trưởng Bộ Công Thương 2007; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ - 2008; Chiến sỹ thi đua Bộ Công Thương 2009; Huân chương Lao động hang III - 2011; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ - 2014; Huân chương lao động hạng II 2015.
Về tài sản, vị Chủ tịch HĐQT Vinatex nắm trong tay 5.500 cổ phiếu VGT của tập đoàn Dệt may Việt Nam tính đến ngày 31/10/2016, có giá trị khoảng 0.1 tỷ VNĐ.
Ngoài ra, ông là Đại diện cho Vinatex, sở hữu 1,942,270 cổ phiếu SPB của Công ty cổ phần Sợi Phú Bài, chiếm tỷ lệ 20.44% tính đến tháng 12/2016, có giá trị vào khoảng 37.9 tỷ VNĐ.
Ông cũng là Đại diện cho Bộ Công thương nắm giữ 75,000,000 cổ phần VGT của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, chiếm tỷ lệ 15.0% đến tháng 12/2016, có giá trị vào khoảng 1,327.5 tỷ VNĐ.
*Giá trị cổ phiếu cập nhật đến 25/05/2021.
Quá trình sự nghiệp của ông Lê Tiến Trường
Từ tháng 9/1994 đến tháng 7/1997: Trợ giảng tại Khoa Kinh tế quản lý trường ĐHBK Hà Nội.
Từ tháng 8/1997 đến 12/1999: Trợ lý Giám đốc Công ty LD Coats Phong Phú.
Từ tháng 1/2000 đến 4/2000: Phó Giám đốc Công ty LD Coats Phong Phú.
Từ tháng 4/2000 đến 8/2007: Giám đốc Công ty LD Coats Phong Phú.
Từ tháng 4/2002 đến tháng 8/2007: Kiêm nhiệm Giám đốc Nhân sự Công ty LD Coats Phong Phú.
Từ tháng 8/2007 đến tháng 6/2008: Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
Ông Trường có sự đồng hành và gắn bó với ngành dệt may Việt Nam từ 27 năm trước.
Từ tháng 7/2008 đến tháng 8/2010: Thành viên Hội đồng thành viên, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
Từ tháng 10/2010 đến 08/07/2014: Thành viên Hội đồng thành viên, Phó Tổng giám đốc thường trực Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
Từ 08/07/2014 đến 01/2015: Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
Từ 01/2015 đến 08/06/2016: Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
Từ 09/06/2016 đến nay: Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sợi Phú Bài.
Từ ngày 09 tháng 06 năm 2016 đến ngày 18 tháng 08 năm 2020: Thành viên HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam
Từ ngày 09 tháng 06 năm 2016 đến ngày 18 tháng 08 năm 2020: Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam
Từ ngày 18 tháng 08 năm 2020 đến nay: Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
Hình ảnh ông Lê Tiến Trường được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vinatex nhiệm kỳ mới.
Vinatex dưới thời kỳ ông Lê Tiến Trường
Trong năm 2020, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, ĐHCĐ Vinatex đã thông qua phương án kinh doanh năm 2020 với các chỉ tiêu đi lùi.
Cụ thể, doanh thu hợp nhất mục tiêu của tập đoàn này dự kiến giảm 27% so với mức thực hiện năm 2019, chỉ đạt 14.640 tỷ đồng. Tương tự lợi nhuận trước thuế cũng về mức 381,6 tỷ đồng, dự kiến giảm 50%.
Doanh thu và lợi nhuận trước thuế công ty mẹ kỳ vọng giảm 5% và giảm 56% so với mức thực hiện năm 2019, tương ứng đạt lần lượt 1.327,8 tỷ đồng và 130,4 tỷ đồng.
Vào thời điểm khó khăn này, ông Lê Tiến Trường được bầu là Chủ tịch HĐQT Vinatex trong nhiệm kỳ mới. Cùng với đó là 5 thành viên của HĐQT mới bao gồm ông Đặng Vũ Hùng, ông Vũ Hồng Tuấn, ông Trần Quang Nghị, ông Lê Khắc Hiệp và ông Lê Tiến Trường. Trong đó, chủ tịch HĐQT tiền nhiệm là ông Trần Quang Nghị sẽ trở thành phó chủ tịch HĐQT.
ĐHCĐ Vinatex năm 2020 được tổ chức ngày 18/8 sau 2 lần hoãn lại vào cuối tháng 6 và cuối tháng 7.
Đến thời điểm cuối năm 2020, báo cáo tài chính quý IV/2020 và cả năm được Vinatex công bố cho thấy, lũy kế trong năm kinh doanh 2020, Vinatex đạt 13.972 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 26% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế của Vinatex giảm gần 21% so với năm ngoái, giảm còn 610 tỷ đồng. Có thể thấy, đây là mốc giảm đã được doanh nghiệp dự đoán từ trước.
Bù lại, Việt Nam là nước duy nhất trong top 5 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới không bị cách ly và không bị dừng sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, theo ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết.
Như vậy, trong top 5 các nước xuất khẩu dệt may thế giới, xuất khẩu dệt may của Việt Nam có mức suy giảm thấp nhất xét về mặt hàng quần áo nhờ việc triển khai nhiều giải pháp chống dịch hiệu quả.
So với các các quốc gia cạnh tranh trong lĩnh vực dệt may đều có mức giảm từ 15-20% thậm chí gần 30% do bị cách ly dài thì kết quả trên của ngành dệt may Việt Nam đã chứng tỏ những nỗ lực không hề nhỏ, nếu đặt trong bối cảnh tổng cầu dệt may thế giới giảm trên 52% (từ 740 tỷ USD về 600 tỷ USD).
Xem thêm: Xuất khẩu dệt may ước đạt 2,6 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ ngay tháng đầu năm
Phương Thúy