“Chưa có cách nào để Việt Nam bán tín chỉ carbon với giá hàng trăm USD”

Trang Mai 07:27 | 17/08/2024 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Đây là nhận định của TS Trần Đại Nghĩa, Trưởng ban Kinh tế tài chính và Tài nguyên môi trường tại toạ đàm “Tín chỉ carbon và nguồn nhân lực cho thị trường tín chỉ carbon” tổ chức sáng 16/8 tại TP HCM.

Việt Nam bán hơn 10 triệu tín chỉ, với giá 5 USD/tín chỉ liệu có thấp? 

Theo TS Trần Đại Nghĩa, để bán được tín chỉ carbon theo hình thức tự nguyện, mỗi quốc gia phải tạo ra lượng carbon dôi dư vượt mức NDC (cam kết tự nguyện của mỗi quốc gia).

Chuyên gia này cho hay, vấn đề quan trọng trong việc tham gia thị trường tín chỉ carbon là phải định giá được carbon. Quốc tế có 3 hệ thống đánh giá, nhưng tại Việt Nam chỉ có thể sử dụng 2, đó là hệ thống trao đổi hạn ngạch và cơ chế tín chỉ carbon.

Hiện Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và một số bộ, ngành liên quan về việc phát triển thị trường carbon của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện lộ trình mới xây dựng đến năm 2028 nhưng chỉ áp dụng cho thị trường trong nước. Còn thị trường giao dịch quốc tế, một hình thức tương tự thị trường chứng khoán, còn bỏ ngỏ.

Có 3 nguồn tài chính chủ yếu cho tín chỉ carbon dựa trên các kết quả lâm nghiệp. Đó là, thanh toán dựa trên kết quả (như nhà tài trợ), thị trường carbon tự nguyện và thị trường carbon tuân thủ. Mỗi một hình thức lại có đặc điểm khác nhau.

Việt Nam chủ yếu tham gia thị trường carbon tự nguyện. Dạng này dễ tham gia nhất, nhưng sẽ có thời gian định mức đánh giá. Nếu quá hạn thì hệ thống sẽ tự động đưa tín chỉ carbon về 0.

Thị trường bắt buộc không phải điều chỉnh hạn ngạch, trong khi thị trường tự nguyện lại điều chỉnh theo từng năm. Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đã từng bước nâng mức hạn ngạch này như một cách thể hiện trách nhiệm trong NDC.

Còn về thị trường bắt buộc, hiện nay Việt Nam chưa thể tham gia, dù đây là thị trường giao dịch chính của nhiều quốc gia, thông qua một số giao dịch. Ông Nghĩa cho rằng, đây cũng là nội dung khiến nhiều bên liên quan lầm tưởng. Trong năm 2023, VIệt Nam bán hơn 10 triệu tín chỉ, với giá 5 USD/tín chỉ, được đánh giá là thấp và thị trường quốc tế, đặc biệt EU, nơi có giá tới 100 USD/tín chỉ. Nhiều người cho là thấp, khi so với thị trường giao dịch hạn ngạch. Nhưng “Việt Nam chưa thể tham gia thị trường này khi thiếu các ký kết song phương”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Kết lại vấn đề, chuyên gia về tín chỉ carbon cho rằng, các quốc gia, bao gồm Việt Nam chỉ có thể bán tín chỉ nếu tạo ra lượng carbon dôi dư vượt qua mức NDC đã cam kết.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng, 'đón đầu' thị trường carbon

Trong bối cảnh thị trường carbon còn non trẻ và chưa có tiền lệ tại Việt Nam, theo các chuyên gia, việc doanh nghiệp tham gia vào thị trường này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nhất là nhân lực. TS Trần Minh Hải, Phó hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn cho biết: Ngay với đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng ĐBSCL, ở mỗi khâu sản xuất đều cần rất nhiều nhân lực có kỹ năng và lập hồ sơ, ghi chép nhật ký sản xuất… Chính vì vậy, công tác đào tạo nhân lực cho việc hình thành thị trường là rất quan trọng.

TS Lê Hoàng Thế, Giám đốc Công ty TNHH Hệ Sinh Thái VOS Holdings nhấn mạnh: Sắp tới ở Việt Nam có khoảng 2.400 doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Bình quân mỗi doanh nghiệp cần ít nhất 2 nhân viên để phụ trách lĩnh vực này, tương đương 5.000 lao động. Bên cạnh đó, khi chúng ta hình thành thị trường tín chỉ carbon và sàn giao dịch thì sẽ cần rất nhiều nhân lực và đây là thời điểm phải chuẩn bị.

Trả lời câu hỏi từ một doanh nghiệp tái chế nhựa và sản xuất hạt nhựa về khả năng tham gia thị trường carbon, ông Đặng Thanh Long, Trưởng phòng Đào tạo và Phát triển bền vững Intertek Việt Nam - Công ty chuyên về đảm bảo, thử nghiệm, kiểm định nhấn mạnh, để tham gia vào thị trường này, việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải xây dựng đường cơ sở về phát thải. Khi thị trường carbon chính thức đi vào hoạt động, đường cơ sở này sẽ là căn cứ để các doanh nghiệp tham gia và giao dịch.

Theo ông Sơn, TP HCM đang chịu ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu (BĐKH) như nhiệt độ tăng, thay đổi lượng mưa, ngập lụt, nước biển dâng… Thêm vào đó, thành phố cũng cần giải quyết những thách thức như đòi hỏi nguồn lực lớn cả về tài chính, công nghệ và nhân lực để thực hiện các mục tiêu Kế hoạch hành động và phát thải carbon thấp.sơn

Như vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực cho phát thải carbon thấp là một nhiệm vụ cấp bách và mang tính chiến lược. “Bằng việc đầu tư vào nguồn nhân lực, chúng ta không chỉ góp phần giảm phát thải carbon mà còn thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, bền vững”, ông Sơn nói.

Đồng tình với quan điểm đào tạo nguồn nhân lực cho phát thải carbon thấp là nhiệm vụ cấp thiết, ông Cao Tung Sơn, Giám đốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (Sở TN-MT TP HCM) cho biết, trước xu hướng chuyển đổi mạnh mẽ sang nền kinh tế xanh, nhu cầu về nguồn nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực giảm phát thải carbon đang ngày càng cấp thiết. Để đạt được những mục tiêu tham vọng về giảm khí thải và phát triển bền vững, TP HCM cần những chuyên gia ở các lĩnh vực như đánh giá và báo cáo phát thải, quản lý năng lượng, công nghệ giảm phát thải, tài chính xanh; chính sách và pháp luật…

Theo ông Sơn, TP HCM đang chịu ảnh hưởng từ BĐKH như nhiệt độ tăng, thay đổi lượng mưa, ngập lụt, nước biển dâng… Thêm vào đó, thành phố cũng cần giải quyết những thách thức như đòi hỏi nguồn lực lớn cả về tài chính, công nghệ và nhân lực để thực hiện các mục tiêu kế hoạch hành động và phát thải carbon thấp.

Như vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực cho phát thải carbon thấp là một nhiệm vụ cấp bách và mang tính chiến lược. “Bằng việc đầu tư vào nguồn nhân lực, chúng ta không chỉ góp phần giảm phát thải carbon mà còn thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, bền vững”, ông Sơn nói.