Cổ phiếu ngân hàng dồn dập lên sàn vào cuối năm

15:23 | 06/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Bên cạnh việc chốt danh sách cổ đông chia cổ tức bằng cổ phiếu tăng vốn, các nhà băng từng bước triển khai kế hoạch phát cho cổ đông hiện hữu, nhà đầu tư chiến lược tăng vốn cuối 2020 và đầu 2021.
Bên cạnh việc chốt danh sách cổ đông chia cổ tức bằng cổ phiếu tăng vốn, các nhà băng từng bước triển khai kế hoạch phát cho cổ đông hiện hữu, nhà đầu tư chiến lược tăng vốn cuối 2020 và đầu 2021.
 
Cổ phiếu ngân hàng dồn dập lên sàn vào cuối năm - ảnh 1
 
Các ngân hàng lần lượt chia cổ tức bằng cổ phiếu 
 
Tại HDBank, Ngân hàng tiếp tục tăng vốn điều lệ lên hơn 16.088 tỷ đồng thông qua chia cổ tức đợt 2/2019, ngay sau khi hoàn thành tăng vốn đợt 1/2020 từ 9.810 tỷ đồng lên 12.707 tỷ đồng.
 
Việc tăng vốn điều lệ đợt 1/2020 được HDBank thực hiện thông qua phát hành 289,8 triệu cổ phiếu trả cổ tức đợt 1/2019 và thưởng cổ phiếu với tổng tỷ lệ 30% từ nguồn vốn chủ sở hữu.
 
Ngân hàng OCB chia cổ tức với tỷ lệ 25 - 27%, cộng với việc phát hành thành công cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài Aozora, Nhật Bản, nhà băng này đã tăng vốn điều lệ lên hơn 11.275 tỷ đồng. Hiện HOSE cũng đã nhận hồ sơ niêm yết của OCB và nhà băng này dự kiến lên sàn chứng khoán cuối năm nay.
 
LienVietPostBank (LPB) được xem là ngân hàng có số lượng cổ phiếu phát ra cao nhất; gần 97,7triệu cổ phiếu để chia cổ tức. Trước đó, LPB đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận phương án tăng vốn điều lệ từ 9.769 tỷ đồng lên 10.746 tỷ đồng (tăng 977 tỷ đồng) theo hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019. 
 
Bên cạnh đó, các ngân hàng như SHB, VietBank lần lượt phát hành 500 triệu cổ phiếu, 58 triệu cổ phiếu qua đó SHB nâng vốn điều lệ lên 17,588 tỷ đồng. Còn vốn điều lệ của VietBank dự kiến sẽ tăng thêm hơn 586,6 tỷ đồng, tương ứng tăng thêm 14% so với cuối năm 2019, lên hơn 4.776,8 tỷ đồng.
 
Đồng loạt tăng mạnh vốn điều lệ
 
Về cơ bản, việc tăng thêm vốn điều lệ sẽ giúp ngân hàng bổ sung nguồn vốn kinh doanh, từ đó tăng khả năng sinh lời, nhưng không phải cứ muốn là có thể thực hiện được ngay.
 
Thực tế, việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ còn phụ thuộc vào diễn biến thị trường chứng khoán và ngân hàng có tìm được nhà đầu tư phù hợp hay không.
 
Năm nay, trong bối cảnh thị trường có khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, kế hoạch phát hành cổ phiếu huy động thêm vốn của ngân hàng không dễ dàng như trước.
 
Cụ thể, BacA Bank tăng vốn điều lệ từ 6.500 tỷ đồng lên 7.085 tỷ đồng theo 2 đợt. Đợt 1 sẽ tăng vốn điều lệ thêm 462 tỷ đồng thông qua việc phát hành 46,2 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2016 và phân phối lợi nhuận để lại lũy kế đến hết ngày 31/12/2016. Đợt 2, ngân hàng sẽ tăng vốn điều lệ thêm 37,9 tỷ đồng thông qua chào bán riêng lẻ 3,79 triệu cổ phiếu.
 
SCB dự kiến sẽ tăng 5.000 tỷ đồng vốn điều lệ, nâng mức vốn điều lệ sau khi tăng thêm là 20.232 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2020 và hoàn thành phát hành trong 2020 - 2021.
 
Dự kiến Nam A Bank sẽ phát hành 57 triệu cổ phiếu, tăng vốn ddieuf lệ lên 7.000 tỷ đồng.
 
Mới đây, Vietinbank vừa lấy ý kiến cổ đông về phương án tăng vốn điều lệ thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận giữ lại của các năm 2017, 2018 và 2019. Trên thị trường, giá cổ phiếu CTG của VietinBank tăng mạnh, đóng cửa ở mức giá 30.250 đồng/cổ phiếu khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/11. 
 
Mỹ Duyên