Cuộc đời bi thương và quá trình `Tịnh Thân` của những nữ thái giám ở hậu cung Trung Quốc

20:00 | 21/06/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Để trở thành những nữ thái giám, những cung nữ phải trải qua quá trình tịnh thân đầy đau đớn về thể xác và chịu những bi thương đến cuối cuộc đời.

Nhắc tới tầng lớp thái giám trong xã hội phong kiến, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới những nam hoạn quan vì nhiều lý do khác nhau mà phải trải qua quá trình tịnh thân đau đớn để nhập cung.

Thế nhưng sự thực là hậu cung Trung Hoa xưa cũng từng có sự xuất hiện của những nữ thái giám. Điều đáng nói còn nằm ở chỗ, quá trình để biến một người phụ nữ bình thường trở thành thái giám còn đau đớn và rùng rợn hơn nhiều so với tưởng tượng của hậu thế.

Để biến một người con gái bình thường thành nữ thái giám trong cung đình Trung Hoa, người ta đã áp dụng những biện pháp vô cùng tàn khốc. Người ta dùng gậy nhỏ đập vào bụng người phụ nữ để cho dạ con sa xuống, không thể thụ thai, mang thai và sinh đẻ được.

Cuộc đời bi thương và quá trình `Tịnh Thân` của những nữ thái giám ở hậu cung Trung Quốc - ảnh 1

Miêu tả kỹ càng hơn về quá trình rùng rợn này, có tài liệu từng khẳng định quy trình tịnh thân của các nữ thái giám sẽ tiến hành theo 5 bước cụ thể:

Bước thứ nhất: Uống một chén ma thang có công dụng gây mê, giảm đau, sau đó buộc thân mình vào một cây cột.

Bước thứ hai: Người tịnh thân dùng một cây móc có kết cấu đặc biệt để đâm vào tử cung của cô gái rồi kéo buồng trứng ra ngoài âm đạo.

Bước thứ ba: Người tịnh thân dùng một loại dây được chế tạo từ gân của trâu, bò để buộc chặt ống nối của buồng trứng rồi cắt bỏ.

Bước thứ tư: Người tịnh thân dùng dao đã được khử trùng để cắt bỏ phần đầu ngực.

Bước thứ năm: Những cô gái sau khi đã thực hiện các bước trên sẽ được dùng thảo dược để cầm máu, tiêu viêm và băng bó vết thương.

Một số tài liệu dã sử còn đề cập tới các cách khác nhau nhằm thực hiện quá trình tịnh thân đối với phái nữ. Thế nhưng nhìn chung những phương pháp khiến họ mất đi năng lực mang thai này đều hết sức rủi ro và đau đớn.

Tuy nhiên theo nhận định điều may mắn nằm ở chỗ cổ nhân Trung Hoa xưa đối với quá trình tịnh thân của các nữ thái giám cũng yêu cầu không quá mức khắt khe như đối với các nam hoạn quan.

Nếu những cô gái này thức thời bỏ ra chút tiền bạc, quá trình đau đớn và rủi ro nói trên có thể được miễn hoặc tiến hành một cách qua loa chỉ để che mắt.

Trên thực tế, mục đích của quá trình tịnh thân đối với các nữ thái giám chủ yếu là để đánh vào phương diện tinh thần của họ. Mặc dù, nam thái giám là chủ yếu và rất có thế lực, việc sử dụng nữ thái giám để quản lý hậu cung vẫn là một cách lựa chọn được coi là sáng suốt của các hoàng đế. Vì vậy, trong một số triều vua, người ta thấy xuất hiện cả các nữ thái giám.

Trên thực tế, chế độ nữ quan đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử Trung Hoa. Theo tài liệu trong "Chu lễ - Thiên quan" từng ghi lại, từ thời kỳ của Chu Vũ Vương, hậu cung đã tổng cộng 8 nữ quan chuyên phụ giúp Vương hậu xử lý các công việc hàng ngày và kèm theo viết một vài "nội lệnh".

Tuy nhiên điều đáng lưu ý nằm ở chỗ, vào giai đoạn này, các nữ quan vẫn chưa phải trải qua quá trình tịnh thân đau đớn để trở thành nữ thái giám.

Tới thời Xuân Thu – Chiến Quốc, số lượng nữ quan trong hậu cung ngày một gia tăng. Những công việc trong hậu cung mà họ phụ trách cũng ngày một nhiều.

Cuộc đời bi thương và quá trình `Tịnh Thân` của những nữ thái giám ở hậu cung Trung Quốc - ảnh 2

Đến thời của Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế Thác Bạt Hoành, chế độ này đã phát sinh nhiều biến đổi.

Sử liệu ghi lại, Thác Bạt Hoành đã cố định hóa chức năng của tầng lớp nữ quan, để họ phụ trách quản lý các công việc ở hậu cung một cách chuyên nghiệp, đồng thời cũng tiến hành phân chia đẳng cấp để hệ thống chế độ của nhóm người này.

Khi nhà Tùy lên nắm quyền, nữ quan đã sở hữu chức năng tương đương với các nam thái giám nhưng vẫn có địa vị thấp hơn, mặc dù những công việc mà họ phụ trách có phần nhiều và vất vả hơn.

Cũng kể từ đây, nữ quan đã hoàn toàn trở thành tầng lớp được hậu thế biết tới với tên gọi là các "nữ thái giám".

Theo sử liệu ghi lại, những người bị buộc phải trở thành "nữ thái giám" thường nhập cung thông qua hai con đường.

Nhóm thứ nhất là những người được triều đình chọn lọc. Ví dụ như vua Đường Huyền Tông năm xưa từng phái người ra ngoài dân gian chọn những cô gái có dung nhan đẹp và tư chất đoan chính, người xuất chúng thì trở thành phi tần, những người bình thường hơn thì làm nữ quan.

Nhóm thứ hai là những người bị "tịch biên và sung công" như những món hàng. "Cựu Đường thư" từng ghi lại, nhóm người này hầu hết là các cô gái đến từ những gia tộc phạm tội, bị đưa vào dịch đình và buộc phải trở thành nữ thái giám.

Nữ quan hoàn toàn khác với các cung phi, diện mạo, sắc đẹp không phải là thứ chủ yếu ở họ, họ vào cung không phải để làm phi tần cho hoàng đế, ban đầu cũng không có tình dục với hoàng đế.

Như thời Minh, nhiều nữ quan khi được vào cung tuổi đã 30 – 40, đều sống độc thân. Nhiệm vụ của nữ quan rất tạp nham: người thì nắm văn ấn, chuyên ghi chép việc ăn ngủ nghỉ của hoàng đế theo giờ giấc, kể cả việc “lâm hạnh” với ai, tình hình thụ thai của phi tần; có người phụ trách việc dọn dẹp vệ sinh; có người lại chuyên phụ trách việc truyền thụ kỹ xảo giường chiếu cho hoàng đế, tiến hành dạy dỗ chuyện phòng the bằng cách tự lấy mình để dẫn dắt cho các hoàng thái tử. Dĩ nhiên, khi các hoàng thái tử nổi hứng thì các nữ quan có thể trở thành công cụ tình dục cho họ, có người thậm chí trở thành hoàng phi…

Lịch sử của nữ quan ở Trung Quốc có từ rất lâu. Trong quy định về chế độ quan chức đời Chu cách đây 3000 năm đã thấy ghi về nữ quan. Trong sách “Chu lễ. Thiên quan” có mục “Nữ lại” trong đó ghi rõ: Nữ lại là chức lễ chủ quản vương hậu, nắm nội trị, nội chính trong cung. Nhà Chu đặt ra 8 chức nữ quan. Đến đời Hán có tổng cộng tới 200 nữ quan.

Xem Thêm: Cái kết buồn của vị công chúa được cả 3 vị Hoàng Đế nhà Thanh sủng ái

Phong Trần