Cựu nhân viên Pizza Hut sử dụng mạng xã hội để xây dựng Gymshark thành thương hiệu đồ thể thao tỷ đô
Ben Francis, 28 tuổi, đã trở thành tỷ phú gần bằng cách thu hút những người hâm mộ thể dục thể thao trên mạng xã hội để nâng cao thương hiệu của mình.
Trong thị trường quần áo thể thao đông đúc và có vốn hóa tốt, Gymshark đã trở thành một thương hiệu được định giá 1,4 tỷ đô la bằng cách trả tiền cho 80 người có tầm ảnh hưởng (Influencers) về thể hình ở bất cứ đâu trên mạng xã hội để sử dụng đồ của Gymshark.
Với mức phí từ 6.000 đô la đến hơn 100.000 đô la mỗi năm theo ước tính của Forbes, Gymshark đã xây dựng thành công một lối sống mới trên mạng xã hội. Người sáng lập Ben Francis, 28 tuổi, có một quy tắc cho các vận động viên của mình: "Hãy làm tất cả những gì bạn muốn, nhưng phải sử dụng thiết bị của Gymshark". Francis nói: “Những người trẻ chỉ muốn mua những thương hiệu do cộng đồng dẫn dắt phù hợp với giá trị của họ. Và thật may chúng tôi là một cộng đồng bán tất cả mọi thứ liên quan tới thể dục thể thao."
Ben Francis - người sáng lập thương hiệu Gymshark
Bằng cách sử dung phương pháp tiếp thị hợp thời này, Francis đã tạo ra thành công tạo ra "Nike của Thế hệ Z" mà không cần chi hàng triệu đô vào những mặt tiền cửa hàng đắt đỏ. Trong năm ngoái, doanh thu của Gymshark đã tăng 40%, lên 330 triệu đô la. Vào tháng 8, công ty cổ phần tư nhân General Atlantic đã mua 21% cổ phần của thương hiệu với giá gần 300 triệu USD. Thỏa thuận này đã mang lại cho Francis, một cựu nhân viên giao bánh pizza đến từ một thị trấn nhỏ ở Anh và là một nhân viên của Forbes 30 Under 30 năm 2018, một khối lượng tài sản khổng lồ — Forbes ước tính cổ phần Gymshark còn lại của anh ấy trị giá hơn 900 triệu đô la.
Gabriel Caillaux, đồng chủ tịch của General Atlantic, cho biết: “Luôn luôn có một người ở phòng tập trông như thể họ biết mình đang làm gì. Họ có thể không phải là ngôi sao, nhưng họ là những người tạo ra tiếng nói và khiến những người xung quanh ngưỡng mộ — đó là những người có tầm ảnh hưởng mà Gymshark muốn làm việc cùng.”
Cộng đồng người có tầm ảnh hưởng của Gymshark luôn sở hữu ngoại hình thu hút và tự tin
Trang phục thể thao là ngành kinh doanh lớn. Doanh thu từ áo len, vải thun và giày thể thao đứng đầu khi thu về 176 tỷ đô la trên toàn cầu vào năm 2019 — dẫn đầu là Nike, với 39 tỷ đô la và Adidas, với 23 tỷ đô la. Và quần áo thể thao cũng là một loại hàng hóa nên tiếp thị đương nhiên là yếu tố then chốt trong trò chơi này. Nike thực hiện điều này bằng cách "chơi lớn" và sẵn sàng xuống tay trả 1 tỷ đô la cho ngôi sao bóng rổ LeBron James trong 1 hợp đồng trọn đời và 10 triệu đô la cộng thêm mỗi năm để ngôi sao quần vợt Naomi Osaka quảng cáo sản phẩm của mình trong các quảng cáo truyền hình.
Những "ngôi sao" của Gymshark không phải người nổi tiếng nhưng lại rất được giới trẻ chú ý
Với một ngân sách ít ỏi, Francis đã thực hiện tốt phương pháp "du kích". Doanh nghiệp này được cho là đã trả cho những người có ảnh hưởng ít nhất 500 đô la một tháng để phô trương sản phẩm của mình trên những trang mạng xã hội. Chắc chắn, Nike và Adidas có nhiều người theo dõi hơn trên Instagram. Nhưng Gymshark đang "săn lùng" những người mua sắm trẻ tuổi hơn, tận dụng một cộng đồng online tích cực để thu hút hơn 2 triệu người theo dõi TikTok, vượt qua cả con số 1,3 triệu của Nike và Adidas.
Những video của Gymshark trên MXH Tiktok
Đại dịch COVID-19 đã giúp doanh nghiệp này đã thành công nay thậm chí còn xuất sắc hơn. Với việc càng ngày càng nhiều người làm việc tại nhà và dành phần lớn thời gian dán mắt vào điện thoại thông minh thì phương pháp tiếp thị của Gymshark càng trở nên hợp thời. Thay vì mua những món đồ đẹp để đi chơi thì khách hàng có xu hướng mua quần áo thoải mái, vừa có thể đi tập thể dục vừa có thể mặc tại nhà. Cũng chính xu hướng này đã giúp doanh thu của Gymshark đã tăng gấp đôi trong quý trước. Gymshark nhẹ nhàng thu về lợi nhuận khủng mà không phải lo lắng về những mặt bằng bất động sản cho thuê đang tụt giá thê thảm và phải đóng cửa hàng ngày. Chỉ với một cửa hàng vật lý, tại London’s Covent Garden, Gymshark đã vượt qua tận thế của ngành bán lẻ và biến Niketown thành một "thị trấn ma" không có khách.
Ben bên chiếc máy khâu đã cùng anh tạo ra những sản phẩm Gymshark đầu đời
Emily Salter, nhà phân tích bán lẻ tại công ty phân tích GlobalData có trụ sở tại London, cho biết: “Trang phục thể thao ngày càng trở nên phổ biến hơn với những người làm việc tại nhà và đầu tư vào sức khỏe và thể chất. Gymshark đã được hưởng lợi rất nhiều từ xu hướng đó, và cộng đồng rất mạnh mẽ và trung thành của họ rõ ràng đã thúc đẩy thành công của họ một cách đáng kể.”
Thanh Thùy