Đào dán tem truy xuất nguồn gốc đầu tiên của Sơn La giá 10 triệu đồng tấp nập chợ Tết Hà Nội

Theo chủ nhân của những cành đào này cho biết, sau khi nhận thông báo về quy định mới, anh và hộ dân trồng đào đã thống nhất với nhau về số lượng mua khoảng 50 cây. Chính quyền địa phương đến nhà dân để xác nhận đây chính xác là đào của dân trồng sau đó cấp tem dán tương đương với số lượng cây.
Toàn bộ xe đào đều của một hộ dân thuộc huyện Vân Hồ nên mẫu tem dán lên cành đào có nội dung: “Đào Vân Hồ”.


Năm nay, đào rừng vận chuyển xuống Hà Nội trải qua nhiều công đoạn kiểm dịch tuy nhiên đây không phải là yếu tố quyết định giá bán cao – thấp mà phụ thuộc vào độ hiếm của đào và nhu cầu của khách mua hàng. Số lượng đào rừng không còn nhiều do những gốc dân trồng cả chục năm cũng đang thu hoạch gần hết.
Đào rừng được giao bán với mức giá trung bình 10 triệu đồng/cây, thậm chí có cây “khủng” giá khoảng 27 triệu đồng/cây. Anh Sơn một người bán hàng ở đây cho biết giá đào rừng thường vẫn có giá cao hơn đào trồng do đấy hoàn toàn là giống đào tự nhiên, không cắt ghép cành, đến tết hoa bung nở và cho nhiều lá non đẹp mắt.

Ngày 18/1, Tổng cục Lâm Nghiệp đã tham mưu cho Bộ NN&PTNT ban hành văn bản số 356 chỉ đạo các tỉnh, thành phố trên toàn quốc về việc tăng cường công tác bảo vệ rừng và quản lý, truy xuất nguồn gốc cây đào do người dân trồng dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.

Sơn La có diện tích lớn thứ 3 cả nước với hơn 5.000 ha diện tích trồng đào, theo ước tính, với diện tích đào của Sơn La cần dùng khoảng 300.000-500.000 tem truy xuất nguồn gốc. Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia đã chuẩn bị sẵn sàng 1 triệu tem truy xuất để phục vụ nhu cầu truy xuất đào trồng của Sơn La cũng như các địa phương khác nếu có nhu cầu.
Hội thảo Khoa học ‘Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế’ do Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam chủ trì, Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam tổ chức. Hội thảo khoa học sẽ diễn ra vào lúc 8h00 ngày 26/05/2025, tại Khách sạn Thắng Lợi, 200 Yên Phụ, TP Hà Nội.
Hội thảo có sự hiện diện và tham gia thảo luận của đại diện một số cơ quan Đảng, bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế đầu ngành, đại diện Hội và hiệp hội, đại diện ngân hàng, doanh nhân tư nhân…
Bên cạnh các bài tham luận riêng từ đại diện cơ quan Đảng, các chuyên gia và đại diện hiệp hội, … Hội thảo cũng tập trung thảo luận các nhóm vấn đề chính như cơ hội, tiềm năng, thách thức của kinh tế tư nhân trong sứ mệnh một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, cũng như việc thể chế hóa đầy đủ và khoa học Nghị quyết 68/NQ-TW vào thực tiễn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.