Đau đầu vì người đã khuất vẫn ký tên hợp đồng tặng cho mảnh đất

13:05 | 16/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Không ít gia đình đã rơi vào cảnh tranh chấp bởi việc phân chia tài sản thừa kế sau khi người thân đã khuất, chẳng hạn như việc người đã khuất vẫn có thể ký tên hợp đồng tặng cho mảnh đất.
Theo chia sẻ của chị Thanh Vân, vào tháng 8/2020 vừa qua mẹ chị qua đời, trước khi mất mẹ chị có mua và đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) một mảnh đất vào năm 2017. Tuy nhiên, sau khi mẹ mất một thời gian, chị Vân đi khai nhận di sản thừa kế thì được thông báo là mảnh đất đã được chuyển giao sang cho người khác qua hợp đồng tặng cho, tuy nhiên lại là ngày tháng ghi sau khi mẹ chị mất.
 
Người chết vẫn có thể ký tên hợp đồng tặng cho mảnh đất
 
Chị Vân thông tin, công chứng viên làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế mẹ để lại cho chị nói rằng Hợp đồng tặng cho chuyển giao thửa đất cho người khác được lập vào ngày 10/10, là khoảng 2 tháng sau khi mẹ chị qua đời, nhưng trên giấy tờ vẫn có chữ kỹ và điểm chỉ của mẹ chị. Chị Vân không khỏi hoang mang trước việc người đã khuất vẫn ký tên hợp đồng tặng cho mảnh đất, không biết phải giải quyết ra sao.
 
Luật sư Võ Đan Mạch (Công ty Luật TNHH MTV Ta Pha) tư vấn, trong trường hợp này, chị Vân hoàn toàn có thể làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố tụng dân sự hoặc tố tụng hình sự.
 
Về tố tụng dân sự, nếu có đủ căn cứ xác định thời điểm xác lập, ký kết và công chứng Hợp đồng tặng cho với tài sản mà mẹ chị Vân để lại, trong trường hợp mẹ chị đã mất (thể hiện qua giấy chứng tử) thì hợp đồng được lập ở Văn phòng công chứng bao gồm cả chữ ký và điểm chỉ của mẹ chị là một bản giao dịch dân sự phi lý, có dấu hiệu gian dối, giả tạo của các bên xác lập hợp đồng và cả văn phòng công chứng.
 
Người chết vẫn có thể ký tên hợp đồng tặng cho mảnh đất
 
Khoảng 3 điều 16 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Do đó, chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải có năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân sự phù hợp với giao dịch. Có thể thấy theo thông tin chị Vân dưa ra, vào thời biển các bên xác lập hợp đồng, mẹ chị đã qua đời.
 
Hợp động tặng cho tài sản có chữ ký giả của người đã chết sẽ không đủ điều kiện về tư cách pháp lý cũng như ý chí tự nguyện của chủ thể tham gia giao dịch, do đó hợp đồng bị vô hiệu vì một trong các bên lừa dối, theo điều 127, Bộ luật Dân sự 2015. Ngoài ra, theo khoản 2 điều 131 BLDS 2015, các bên phải trả lại hoặc khôi phục tình trạng ban đầu trước khi xác lập giao dịch.
 
Chị Vân hoàn toàn có quyền khởi kiện tới tòa án có thẩm quyền yêu cầu tuyên Hợp đồng tặng cho vô hiệu, yêu cầu bên nhận tặng trả lại quyền sử dụng đất cho người thừa kế hợp pháp là chị.
 
Người chết vẫn có thể ký tên hợp đồng tặng cho mảnh đất
 
Về tố tụng hình sự, theo điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), nếu cơ quan điều tra xác định có hành vi giả mạo chữ ký để chiếm đoạt tài sản, tước quyền thừa kế của người khác, hoặc để thực hiện hợp đồng tặng cho, mua bán thì người đó có thể phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
 
Dựa trên những thông tin chị Vân đưa ra, đây là vụ việc có tính chất phức tạp, do đó chị cần có đơn tố cáo tố giác hành vi của các bên liên quan nhằm đảm bảo quyền lợi. Chị Vân cần thu thập các tài liệu, hồ sơ liên quan tới sai phạm của văn phòng công chứng và các chủ thể khác có liên quan, nộp cùng đơn tố cáo hoặc đơn khởi kiện tới Cơ quan CSĐT có thẩm quyền để được giải quyết. Hồ sơ cần chuẩn bị giấy tờ tùy thân của chị, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy chứng tử của mẹ chị, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mẹ chị và hợp đồng tặng cho.
 
Kỳ lạ người đã chết nhiều năm vẫn ký hợp đồng tặng cho. Clip: Dân trí
 
 
Linh Chi (t/h)