Đầu tháng 7, gửi tiết kiệm ngân hàng nào để có lãi suất cao nhất?
OCB đang là ngân hàng niêm yết lãi suất cao nhất lên tới 8,2%/năm đối với kỳ hạn 13 tháng, 8,1%/năm kỳ hạn 12 tháng. Tuy nhiên, mức lãi suất này chỉ áp dụng cho khoản tiền gửi từ 500 tỷ đồng trở lên.
Tương tự, nhiều ngân hàng có lãi suất cao nhất trên 7%/năm nhưng chỉ áp dụng cho các khoản tiền gửi hàng trăm tỷ đồng. Tại MSB, khách hàng gửi từ 200 tỷ đồng trở lên với kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng sẽ được hưởng lãi suất cao nhất là 7%/năm. Hay tại Techcombank, gửi từ 200 tỷ trở lên ở kỳ hạn 12 tháng có lãi suất cao nhất là 7,1%/năm. ACB có mức lãi suất cao nhất là 7,4%/năm, áp dụng cho khoản tiền gửi từ 30 tỷ trở lên, kỳ hạn 13 tháng.
Đối với các khoản tiền gửi giá trị nhỏ, người gửi cũng có thể chọn một số ngân hàng nhỏ để được hưởng lãi suất xấp xỉ 7%/năm.
Chẳng hạn tại VietABank, ngân hàng có lãi suất cao nhất là 6,9%/năm áp dụng cho khoản tiền gửi từ 15-36 tháng.NCB cũng đang có lãi suất cao nhất là 6,8%/năm áp dụng khoản tiền gửi 3 năm.
Hay tại Kienlongbank, khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng sẽ có lãi suất 6,75%/năm.
BacABank có lãi suất cao nhất 6,7%/năm áp dụng cho tiền gửi 15-36 tháng. VietCapitalBank lãi suất cao nhất 6,7%/năm cho kỳ hạn 60 tháng.
Như vậy, để có lãi suất xấp xỉ 7%/năm, người gửi hiện nay nếu gửi với số tiền không lớn thì sẽ phải chọn gửi kỳ hạn dài, chủ yếu là từ 2 năm trở lên.
Trong khi đó, đối với kỳ hạn 12 tháng, lãi suất cao nhất hiện nay là 6,8%/năm chỉ tại SCB, trong khi các ngân hàng khác thường chỉ niêm yết từ 6,5%/năm trở xuống.
Các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank, Techcombank, MB…tiếp tục có lãi suất thấp nhất trên thị trường. Giữa những ngân hàng này cũng có sự chênh lệch nhất định.
Lãi suất cao nhất tại Agribank, VietinBank, BIDV hiện nay là 5,6%/năm, áp dụng cho tiền gửi từ 12 tháng trở lên. Trong khi đó, tại Vietcombank, lãi suất cao nhất chỉ 5,5%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng.
Tại Techcombank, lãi suất cao nhất là 5,6%/năm, áp dụng cho khoản tiền gửi kỳ hạn 36 tháng, số tiền từ 3 tỷ đồng trở lên. Đối với kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tại Techcombank là từ 5 đến 5,4%/năm, tùy theo số tiền gửi.
Trong báo cáo phân tích mới đây, SSI Research cho rằng, lãi suất tiền gửi có thể nhích tăng khoảng 50 bps trong khi lãi suất cho vay sẽ vẫn ổn định trong nửa cuối năm 2021.
Trong nửa cuối tháng 6 và đầu tháng 7, nhiều ngân hàng đã công bố biểu lãi suất huy động mới. Trong đó, một số ngân hàng như Vietcombank, SHB,...đã điều chỉnh tăng 0,1-0,2 điểm phần trăm ở nhiều kỳ hạn. Trong khi VPBank, Eximbank lại giảm 0,1-0,2 điểm phần trăm. Nhìn chung mặt bằng lãi suất đầu tháng 7 không có nhiều thay đổi so với tháng 6, lãi suất chỉ điều chỉnh ở cục bộ một số ngân hàng.
Doanh nghiệp tiếp thị
Hội thảo Khoa học ‘Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế’ do Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam chủ trì, Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam tổ chức. Hội thảo khoa học sẽ diễn ra vào lúc 8h00 ngày 26/05/2025, tại Khách sạn Thắng Lợi, 200 Yên Phụ, TP Hà Nội.
Hội thảo có sự hiện diện và tham gia thảo luận của đại diện một số cơ quan Đảng, bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế đầu ngành, đại diện Hội và hiệp hội, đại diện ngân hàng, doanh nhân tư nhân…
Bên cạnh các bài tham luận riêng từ đại diện cơ quan Đảng, các chuyên gia và đại diện hiệp hội, … Hội thảo cũng tập trung thảo luận các nhóm vấn đề chính như cơ hội, tiềm năng, thách thức của kinh tế tư nhân trong sứ mệnh một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, cũng như việc thể chế hóa đầy đủ và khoa học Nghị quyết 68/NQ-TW vào thực tiễn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.