Doanh nghiệp là lực lượng chính thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cho rằng trong bối cảnh nhiều nền kinh tế đang gặp khó khăn và suy giảm tăng trưởng, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng tích cực là một trong những điểm sáng về tăng trưởng kinh tế trong khu vực và thế gới.
Trong 5 tháng đầu năm 2019 tình hình kinh tế tiếp tục đạt được những kết quả tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tốc độ tăng giá tiêu dùng thấp nhất 3 năm trở lại đây, thị trường tiền tệ ngoại hối ổn định, thu chi thanh toán đảm bảo, cả nước có 54.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, cao nhất trong 5 năm qua; có 19.600 doanh nghiệp hoạt động trở lại.
Môi trường đầu tư kinh doanh cải thiện, kết quả xu hướng kinh doanh quý I/2019 so với quý IV 2018, 85,1% doanh nghiệp đánh giá xu hướng tốt, có nhiều chỉ số tăng trưởng tốt và nhiều chỉ số tăng mạnh, trong đó có chỉ số đổi mới sáng tạo tăng 2 bậc xếp hạng 45/126, chỉ số phát triển bền vững tăng 11 bậc.
"Tôi đánh giá cao chủ đề lần này, vai trò của cộng đồng doanh nghiệp trong phát triển nhanh bền vững. Doanh nghiệp là chủ thể lực lượng chính thực hiện những mục tiêu này. Doanh nghiệp có nguồn lực, áp dụng công nghệ và sử dụng nguồn nhân lực. Doanh nghiệp cũng là là nơi cung cấp đầu vào và tìm kiếm đầu ra cho sự phát triển”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng cho rằng nền kinh tế Việt Nam vẫn đang đứng trước khó khăn thách thức phải đối mặt và giải quyết. Xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu nội tại năng suất chất lượng hiệu quả dẫn đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp, sản xuất hàng hoá còn thấp. Trình độ quản trị hiệu quả kinh doanh, năng lực kinh doanh, ứng dụng công nghệ cũng như sự liên kết chuỗi giá trị hạn chế. Bên cạnh đó, pháp luật về đầu tư kinh doanh vẫn còn bất cập, thủ tục hành chính, tỷ lệ doanh nghiệp và dân số còn thấp so sánh với một số nước thì Việt Nam 400 người mới có 1 doanh nghiệp.
Đó là giữ vững môi trường vĩ mô ổn định, đây là nhân tố quyết định để huy động nhân lực cho đầu tư phát triển và cũng là một nhân tố quyết định cho sự phát triển bền vững.
Tập trung tái cấu trúc mô hình kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng ổn định.
Ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ, hạ tầng giao thông, hạ tầng y tế, giáo dục, hạ tầng đô thị nhằm nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Đồng thời, chú trọng đến giáo dục đào tạo; tập trung các thể chế theo hướng tạo môi trường minh bạch hơn, cạnh tranh hơn, thông thoáng hơn để huy động các nguồn lực cho đầu tư cả trong nước và ngoài nước cho đầu tư phát triển.
Tập trung phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp là trung tâm. Khuyến khích thành lập các viện nghiên cứu tư nhân nhất là trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, không sử dụng công cụ hành chính can thiệp vào hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.
Cùng với đó, tiếp tục tích cực hội nhập quốc tế, đặc biệt là tham gia tích cực vào các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới song phương đa phương. Đây là môi trường để thúc Việt Nam đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững.