Doanh nghiệp sản xuất mỳ gói kiếm được bao tiền trong dịch Covid-19?

18:23 | 31/07/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Đại dịch Covid-19 xuất hiện từ năm 2020 đã khiến lượng tiêu thụ mỳ gói của người dân Việt Nam tăng đột biến. Nước ta dẫn đầu thế giới về tỷ lệ người dân sử dụng loại thực phẩm này.

Đó là những thông tin từ thống kê của Hiệp hội mì ăn liền thế giới. Cụ thể hơn, trong năm 2020 đã có 116,5 tỷ gói mì là đồ ăn trên toàn cầu. Con số này tăng 10 tỉ gói so với năm trước, tương đương mức tăng 9,47%.

Hiện các nước đứng đầu về lượng tiêu thụ mỳ gói trong năm ngoái là: Trung Quốc/Hong Kong (46,35 tỉ gói), Indonesia (12,46 tỷ gói), Việt Nam (hơn 7 tỷ gói), Ấn Độ (6,7 tỷ gói), Nhật Bản (5,97 tỉ gói), Mỹ (5,05 tỉ gói)…. 

Cũng không có gì lạ khi năm ngoái của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều chịu những ảnh hưởng từ đợt dịch Covid-19, thói quen ăn uống của người dân đã thay đổi đáng kể bởi giãn cách và phong tỏa. Trong đó, chắc chắn mỳ gói là một loại thực phẩm được tin tưởng và ưa chuộng. 

Doanh nghiệp sản xuất mỳ gói kiếm được bao tiền trong dịch Covid-19? - ảnh 1

Mỳ gói - thực phẩm cho nhiều người chịu cảnh giãn cảnh, phong tỏa bởi dịch bệnh. Ảnh minh họa

Riêng Việt Nam, tính theo bình quân đầu người thì nước ta đứng ở vị trí số 2 trên thế giới. Mỗi người ăn trung bình hơn 72 gói mì/năm, chỉ theo sau Hàn Quốc (80,6 gói mì/người/năm), cao gấp rưỡi Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia, Philippines và gấp đôi Trung Quốc, gấp 3 Mỹ.

Nói về tỷ lệ tăng trưởng thì nước ta dẫn đầu về tỷ lệ người dân tăng ăn mì toàn cầu với mức tăng trưởng gần 30%. Xếp phía sau gồm các quốc gia như Philippines tăng 16%, Brazil tăng 11%, Trung Quốc tăng 11,8% còn các nước khác chỉ tăng trưởng 1 con số.

Trên thị trường hiện tại, mỳ gói được bày bán với đa dạng mẫu mã và chủng loại với sự tham gia sản xuất của 50 nhà sản xuất mì ăn liền. 

Thị phần hiện tại chiếm chủ đạo bởi các hãng Acecook Việt Nam, Masan và Asia Food với tỷ lệ lên đến 70%. 

Ngành hàng mì ăn liền gồm các loại trong ly và mì gói có doanh thu tổng cộng 28 nghìn tỷ đồng trong năm 2020, trong đó 85% từ mì gói và phần còn lại từ mì ly, các giải pháp bữa ăn hoàn chỉnh,… Tùy toàn ngàn chỉ tăng trưởng trung bình 2-3% mỗi năm nhưng các phân khúc như mì ly hay các giải pháp cho bữa ăn đầy đủ mới nổi được nhiều người ưa chuộng đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng 8%, nhanh hơn nhiều so với toàn thị trường.

Hãng Masan chiếm ưu thế tại phân khúc cao cấp khi nhanh nhân giới thiệu các gói sản phẩm bữa ăn hoàn chỉnh như Omachi Cup với mức giá bình quân từ 5.900 đồng lên tới gần 15.000 - 29.000 đồng. 

Đứng tiếp theo là Acebook với chiến lược hướng tới các nhóm khách hàng cao cấp hơn với lên tới hơn 11.500 tỷ, gấp rưỡi doanh thu nhóm ngành thực phẩm tiện lợi của Masan.

Hiện tại một số hãng mỳ ngoại từ Hàn như mì tương đen, hay các sản phẩm mì Udon... cũng làm phong phú thị trường. Nhưng, cũng dần đẩy một số hãng mỳ nội vang bóng một thời như Miliket, Vifon, phải chật vật cạnh tranh. 

Trong đại dịch, mỳ gói được đẩy lên làm thực phẩm chính, nhất là đối với những ai có thu nhập dưới trung bình tại Việt Nam.

Theo đó, khảo sát năm 2020 của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam cho thấy, tỉ lệ tiêu thụ mì ăn liền trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng 67%. Đặc biệt, ngành sản xuất mì ăn liền đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó với tình trạng khẩn cấp về phòng dịch Covid-19 toàn cầu. Đáng chú ý khi tình hình dịch bệnh tại nhiều nước diễn biến phức tạp thì việc xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước lại tăng mạnh, có công ty của Việt Nam ghi nhận lượng xuất hàng ra thế giới tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ.

Năm 2021, với những diễn biến khó lường từ làn sóng Covid-19 lần thứ 4 chắc chắn sẽ đẩy cao hơn nữa nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm mỳ gói. Dự báo các ông lớn trong ngành sẽ lại có thên một năm bội thu về doanh số và lợi nhuận. 

H.S

Xem thêm: Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang sắp chi 600 tỷ để tăng sở hữu tại Tập đoàn Masan Group