Doanh nhân Vũ Thị Mai: Người phụ nữ làm nên thành công của thương hiệu Đồ gỗ Hướng Mai

Trang Mai 09:30 | 12/06/2024 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Đồ Gỗ Mỹ Nghệ Hướng Mai là một trong số những doanh nghiệp nổi tiếng nhất tại làng nghề Đồng Kỵ với loạt sản phẩm cao cấp như: ​​Bộ bàn thờ tứ linh cao cấp gỗ gụ, bộ bàn ghế rồng đỉnh gỗ trắc, bộ bàn ghế minh quốc nghê bảo đỉnh cột 22, các sản phẩm tượng phật được điêu khắc tinh xảo,... Nhưng ít ai biết rằng, đằng sau sự thành công như ngày nay của doanh nghiệp là nữ CEO tài giỏi - Bà Vũ Thị Mai.

Nữ doanh nhân quyết tâm giữ gìn tinh hoa tổ nghề lưu truyền lại‏

‏Tiếp đón phóng viên vào một ngày hè cuối tháng 5, bà Vũ Thị Mai để lại ấn tượng sâu sắc với bộ áo dài hồng thắm, gương mặt đôn hậu, mái tóc ngắn cá tính và giọng nói trầm ấm. Nhìn vào cơ ngơi và thành quả như ngày nay, khó có thể tưởng tượng bà đã trải qua thời gian dài với đầy khó khăn, thử thách, nhất là giai đoạn để cái tên “Gỗ Hướng Mai” xuất hiện và có chỗ đứng trên thương trường.

Doanh nhân Vũ Thị Mai, CEO doanh nghiệp Đồ gỗ Hướng Mai. 

‏Sinh ra và lớn lên trong gia đình đông anh em, hoàn cảnh khó khăn, doanh nhân Vũ Thị Mai cùng chồng là ông Chử Văn Hướng (‏‏nghệ nhân có tay nghề cao, từng đạt nhiều danh hiệu như Bàn Tay Vàng, Kỷ lục gia Việt Nam về nhà thờ tổ nghề làm từ gỗ Lim‏‏) dành toàn bộ thời gian, tuổi trẻ vào nghề làm đồ gỗ. Sau 2 năm làm thuê, bà cùng chồng đứng ra thuê thợ, làm những sản phẩm theo đơn đặt hàng đầu tiên. Khó khăn, vất vả bủa vây bởi xung quanh đều là các thương hiệu đã có chỗ đứng, nhưng có nhiều sản phẩm gia công, thiếu đi nét đặc trưng của làng nghề Đồng Kỵ, khiến “nữ tướng” càng thêm quyết tâm lập nghiệp, giữ gìn tinh hoa tổ nghề lưu truyền lại. Và từ đó Hướng Mai ra đời. ‏

 

‏“Nghiệp kinh doanh và sản xuất đồ gỗ đã gắn liền với tôi và ông xã từ thuở nhỏ vì đây là nghề gia truyền của làng, nhưng cho tới khi chúng tôi lập gia đình và quyết tâm xây dựng thương hiệu ‏‏Đồ Gỗ Mỹ Nghệ Hướng Mai‏‏ đến nay đã hơn 30 năm, tôi luôn luôn có một suy nghĩ là phải bảo tồn những giá trị tinh hoa của nghề gỗ mỹ nghệ mà ông cha dày công tạo dựng, không phải ngẫu nhiên mà làng nghề Đồng Kỵ được biết đến là một trong những làng gỗ mỹ nghệ nổi tiếng nhất cả nước. Chính vì lý do đó, tôi và ông xã đã xác định chí hướng, dù vất vả gian nan tới đâu cũng phải giữ vững và phát triển sự nghiệp, đồng thời sẵn sàng đương đầu với nhiều khó khăn thử thách để góp một phần công sức vào sứ mệnh bảo tồn những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc”, nữ CEO chia sẻ với báo chí. ‏

 

Suy nghĩ độc đáo làm nên sự khác biệt

‏Nhưng làm thế nào để người tiêu dùng chọn các sản phẩm của Đồ gỗ Đồng kỵ Hướng Mai thay vì các thương hiệu khác trên thị trường là điều mà bà Mai luôn trăn trở. Nhất là khi từ những ngày đầu thành lập, doanh nghiệp non trẻ đã phải cạnh tranh với không ít xưởng gỗ chỉ sản xuất gia công, sản phẩm thiếu những nét đẹp truyền thống rồi bán với giá rẻ. ‏

‏Do đó, nữ CEO đã xác định con đường đi của Hướng Mai là các sản phẩm “đẹp và tinh xảo”, ‏‏nhìn vào thấy được hồn cốt toát ra từ tấm gỗ vô tri, mang theo cả tâm tư, sự tỉ mẩn và khéo léo của những người thợ yêu nghề,‏‏ do đó sản phẩm của doanh nghiệp thường được sản xuất rất lâu, thậm chí vài tháng mới chỉ cho ra được một bộ bàn ghế, nhưng thành quả lại khiến ‏‏khách hàng trên mọi miền cả trong và ngoài nước phải tìm đến. ‏

 

‏Cũng như nhiều làng nghề truyền thống khác, trong guồng quay của nhịp sống hiện đại, đã có lúc nghề làm gỗ tưởng chừng như phải giải thể, nhiều doanh nghiệp đóng cửa… CEO Vũ Thị Mai đã có những bước đi đột phá, quyết định táo bạo để cải tiến kỹ thuật. Nhờ tinh thần ham học hỏi, bà đã áp dụng những kiến thức học từ thầy, từ bạn hàng, đối tác để đưa công nghệ chiếm 30% khối lượng công việc thô như cắt, xẻ, tạo phôi,.. thay thế sức người, giúp chi phí sản xuất giảm đi đáng kể. Đội ngũ thợ cũng có nhiều thời gian và công sức cho việc chạm khắc tinh xảo, tạo ra hồn cốt cho từng sản phẩm. ‏

‏Thay vì làm gỗ ép và hoa văn bằng máy, thợ ở Hướng Mai sử dụng gỗ nguyên khối và chạm trổ bằng đôi tay khéo léo và óc sáng tạo, do đó sản phẩm có tính “độc bản”, bền mãi với thời gian. ‏‏Nhận được sự tín nhiệm, không chỉ bán hàng trong nước, hiện nay doanh nghiệp đã xuất khẩu được nhiều đơn hàng sang Mỹ, Đức, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc… ‏

 

‏Sau hơn 30 năm kinh doanh trải qua bao gian nan, thử thách, thăng trầm, được sự dẫn dắt của hai vợ chồng TS Vũ Thị Mai, Công ty TNHH Đồ Gỗ Mỹ Nghệ Hướng Mai đã phát triển mạnh mẽ, vươn lên trở thành doanh nghiệp lớn, trung tâm mua sắm nội thất bằng gỗ quý hiếm tự nhiên tại làng nghề Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh. Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho khắp cả nước và xuất khẩu quốc tế với một xưởng sản xuất lớn 3.000m2, 2 showroom trưng bày tổng diện tích 12.000m2. Các sản phẩm do công ty Hướng Mai sản xuất đều lưu giữ nét đẹp truyền thống đồng thời cải tiến một số chi tiết để bắt kịp xu hướng hiện đại.‏

 

‏Là một doanh nhân nhưng cũng là phật tử, do đó ngay cả trong thời điểm khó khăn của toàn ngành gỗ, nữ CEO cũng lạc quan nhìn nhận: “Trong kinh doanh, mình phải biết khi nào tập trung vào bán hàng và khi nào tập trung chuyên sâu vào sản xuất, làm ra các sản phẩm đẹp, tinh tế, có lợi cho khách hàng. Đây chính là cơ hội để tạo chiều sâu cho sản phẩm”. Cũng nhờ triết lý này mà Hướng Mai không ít lần vượt qua khó khăn, ngày một phát triển và có uy tín trên thương trường. ‏

‏Không chỉ thành công trong lĩnh vực kinh doanh đồ gỗ và đóng góp vào việc gìn giữ bảo tồn sự phát triển của làng nghề Đồng Kỵ, doanh nhân Vũ Thị Mai còn đảm nhiệm nhiều vị trí ở các tổ chức khác nhau như: Ủy viên BCH Trung ương Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hoá Á Đông, Phó Viện trưởng Viện Trí Việt,... và là diễn giả của nhiều chương trình lớn nhỏ trên khắp cả nước, tiêu biểu là: Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm áp dụng các công cụ cải tiến KAIZEN.5S với các làng nghề Việt Nam tại Đại học Ngoại Thương; Chương trình Hoa Mặt Trời tại chùa Hoằng Pháp; Diễn đàn quốc tế Văn hoá với Doanh nghiệp; Chương trình Quản lý Điều hành Cao cấp toàn cầu;...‏

 

‏Khi đã có chút vốn liếng, doanh nghiệp có chỗ đứng trên thị trường, bà quyết tâm theo học Đại học, và đến khi sang tuổi 52, bà đã giành bảng Tiến Sĩ. ‏

‏Với ‏‏những đóng góp tiêu biểu và những nỗ lực phát triển cho ngành gỗ nói chung và lĩnh vực đồ gỗ mỹ nghệ Việt Nam nói riêng trong suốt thời gian qua, tháng 12/2023 nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Ấn Độ và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Ấn Độ ngày càng khởi sắc, CEO Vũ Thị Mai đã được trường Đại học Apollos (Mỹ) trao tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự chuyên ngành kinh tế.

 

‏TS Vũ Thị Mai và Công ty TNHH Đồ Gỗ Mỹ Nghệ Hướng Mai đã vinh dự được các tổ chức xã hội lớn và tỉnh Bắc Ninh tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý, nổi bật như: Doanh nhân văn hóa – Nữ tướng thời bình, Bằng khen của Ban chấp hành hội nông dân tỉnh Bắc Ninh, Bảng vàng cống hiến của Viện nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa Á Đông, Bằng khen của Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, TOP 10 doanh nhân tiêu biểu nghề truyền thống 2014, TOP 10 thương hiệu hàng đầu 2020, TOP 20 thương hiệu nổi tiếng đất Việt 2022, Chứng nhận Doanh nghiệp tiêu biểu của Diễn đàn quốc tế Vành Đai và Con đường được tổ chức tại HongKong (Trung Quốc)... cùng nhiều giải thưởng danh giá khác. ‏

 

Một số giải thưởng của TS Vũ Thị Mai.

‏Không chỉ làm giàu cho bản thân và gia đình, khát vọng cháy bỏng được góp sức mình vào công cuộc khôi phục, gìn giữ và phát triển của làng nghề truyền thống mà doanh nhân Vũ Thị Mai cùng chồng là ông Chử Văn Hướng đã và đang thực hiện góp phần không nhỏ cho sự thành công của làng nghề Đồng Kỵ. Đến nay, Công ty TNHH Đồ Gỗ Mỹ Nghệ Hướng Mai đã tạo việc làm ổn định và thường xuyên cho hàng trăm lao động, góp tiếng nói đưa thương hiệu gỗ Việt được “bay cao, bay xa” trên trường quốc tế. ‏