Dự án Luật DN (sửa đổi): Cải cách triệt để khâu gia nhập, tạo kênh thị trường vốn mới
“Báo cáo công tác 6 tháng đầu năm 2019 và phương hướng 6 tháng cuối năm” mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố tại buổi Họp báo thường kỳ quý II/2019, sáng 27/6 nhấn mạnh: Bộ đang tập trung xây dựng dự án Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội Khóa XIV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 và ban hành theo thẩm quyền.
Cùng với đó, Bộ tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về đăng ký doanh nghiệp thông qua việc ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp, với hệ thống biểu mẫu đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh được sửa đổi phù hợp những quy định mới của Nghị định số 108/2018/NĐ-CP theo hướng rõ ràng, minh bạch, thuận lợi hơn cho cả doanh nghiệp và cơ quan đăng ký kinh doanh.
“Lần sửa đổi này, nguyên tắc đơn giản hóa thủ tục và hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh tiếp tục được áp dụng nhưng với mục tiêu cải cách triệt để, đơn giản hóa nhất có thể. Chúng tôi dự kiến sẽ bãi bỏ những thủ tục không cần thiết, rút ngắn thời gian. Đó là sự kế thừa và phát triển”, ông Hiếu nói.
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương cũng cho rằng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt mục tiêu lớn hơn rất nhiều. Đó là làm sao để doanh nghiệp gia nhập thị trường có thể hoạt động được ổn định và dài hạn.
Điều đó đòi hỏi sự quan tâm sâu tới việc thúc đẩy quản trị doanh nghiệp tốt và bảo vệ nhà đầu tư khi đầu tư tiền vào doanh nghiệp.
“Mọi sự sửa đổi sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp rẻ hơn, an toàn hơn. Có nghĩa là tạo ra một hệ thống pháp luật có thể chế bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, đặc biệt là là các cổ đông nhỏ khi mua cổ phần trong công ty cổ phần, thông qua đó thúc đẩy việc huy động vốn, tạo ra kênh thị trường vốn mới thay thế cho thị trường vốn truyền thống như vay từ ngân hàng hoặc vay từ các thể chế tài chính khác khác”, ông Hiếu khẳng định.