Fitch Ratings: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 7,4%

Thùy Dương 17:45 | 08/11/2022 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động, hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings vẫn giữ xếp hạng Việt Nam ở mức triển vọng tích cực BB. Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay đạt 7,4%.

 

Fitch Ratings có trụ sở tại New York. Đây là một trong ba tổ chức xếp hạng thống kê được công nhận trên toàn quốc (NRSRO), chỉ định bởi Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ năm 1975. 

Theo đó, Fitch Ratings đánh giá sức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dẫn đầu bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; giá vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài duy trì ở mức cao vào lĩnh vực sản xuất; tỷ giá hối đoái được điều chỉnh linh hoạt, lấy biên độ giao dịch lên ±5% từ ±3% là nền tảng hỗ trợ cho hoạt động ngoại thương, xuất khẩu trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của biến động tỷ giá, lạm phát trên toàn cầu. 

Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,27%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,69%; khu vực dịch vụ chiếm 41,31%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,73%.

Theo tổng cục thống kê, sản xuất công nghiệp quý III/2022 tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi, tốc độ tăng giá trị tăng thêm ước đạt 12,12% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 9,63% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,69%.

Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 9 tháng năm 2022 ước tính tăng 9,63% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 7,16%; quý II tăng 9,51%; quý III tăng 12,12%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,69% (quý I tăng 7,85%; quý II tăng 11,07%; quý III tăng 13,02%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,71%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,03%; ngành khai khoáng tăng 4,42%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 9 tháng tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm 2021 tăng 2,8%). Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/9 tăng 7,3% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 13,4% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 28,2%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 9 tháng là 76,4% (bình quân 9 tháng năm 2021 là 81,1%).

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III ước tính tăng khá cao ở mức 13,67% so với cùng kỳ năm trước. GDP 9 tháng tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022, các hoạt động sản xuất kinh doanh dần lấy lại đà tăng trưởng, chính sách phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ đã phát huy hiệu quả.  

 
 

 

 

Việt Nam có triển vọng tăng trưởng mạnh trong trung hạn, nợ chính phủ thấp hơn so với các quốc gia cùng mức xếp hạng, giúp đảm bảo vị thế tài khóa ổn định.

Bà Sagarika Chandra, Giám đốc Đánh giá tín nhiệm Quốc gia Fitch Ratings tại Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết: “Tỷ lệ nợ chính phủ trên GDP thấp hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực, chúng tôi dự báo tỷ lệ này có thể sẽ tăng lên 41,3% vào năm 2022, từ khoảng 39% vào năm ngoái, nhưng con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình BB. Việc cắt giảm thuế VAT, thuế môi trường và một số thuế nhất định là cần thiết để phục hồi kinh tế ngắn hạn. Đây cũng là những biện pháp để giữ lạm phát trong tầm kiểm soát.”.